Công việc mà một người kế toán trưởng thường phải làm

Thứ hai - 02/05/2016 10:56
Kiểm tra thường xuyên về vấn đề lưu trữ và bảo quan các tài liệu kế toán.
Chủ động thực hiện, lên kế hoạch nội dung đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ kế toán viên .
Có nhiệm vụ quản lý hoạt động ngân sách của doanh nghiệp.
Lên kế hoạch và đưa ra những quyết định liên quan đến vấn đề tài chính cho doanh nghiệp trong tương lai gần.
Công việc mà một người kế toán trưởng thường phải làm
Một người kế toán trưởng thì họ sẽ làm ít việc hơn một người nhân viên kế toán bình thường hay họ sẽ chỉ làm những công việc chủ yếu ? Chắc hẳn các bạn cũng có những thắc mắc về vấn đề này, chính vì vậy mà hôm nay chúng tôi xin chia sẻ bài viết này để giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về công việc của một người kế toán trưởng.

1. Trách nhiệm của kế toán trường :
Kế toán trưởng có trách nhiệm vạch ra mô hình tồ chức hệ thống kế toán cho doanh nghiệp nhằm tiến hành ghi chép quyết toán, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế trong bộ máy vận hành của doanh nghiệp dựa trên cơ sở phát triển tổ chức bộ máy của doanh nghiệp đồng thời phải tuân theo pháp lệnh kế toán thống kê.
Kế toán trưởng có nghĩa vụ lập đầy đủ các báo cáo kế toán, quyết toán..v..v của doanh nghiệp và gửi lên cơ quan thuế đúng thời hạn quy định.
Thường xuyên tổ chức hoạch định , duy trì và thay đổi bộ máy kế toán theo hướng có hiệu quả.
Thường xuyên cập nhật thông tin thuế , luật kế toán và có trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn cho ban giám đốc và nhân viên kế toán dưới quyền mình.
Kiểm tra thường xuyên về vấn đề lưu trữ và bảo quan các tài liệu kế toán.
Chủ động thực hiện, lên kế hoạch nội dung đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ kế toán viên .
Có nhiệm vụ quản lý hoạt động ngân sách của doanh nghiệp.
Lên kế hoạch và đưa ra những quyết định liên quan đến vấn đề tài chính cho doanh nghiệp trong tương lai gần.

2. Quyền hạn của kế toán trường :
Chịu trách nhiệm chỉ đạo kế toán phó và trực tiếp phân chia công việc cho kế toán viên.
Có các đặc quyền như: tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, thuyên chuyển kế toán viên của doanh nghiệp.
Những hồ sơ báo cáo thống kê – báo cáo kế toán hay các chứng từ tín dụng, hồ sơ tài liệu có liên quan đến việc thanh toán bắt buộc phài có chữ ký của Kế toán Trưởng thì mới có giá trị pháp lý.

3/ Mối liên hệ công tác
Tham mưu cho Ban quản trị của doanh nghiệp (giám đốc tài chính) trong công tác hoạch định chiến lược về ngân sách tài chính của doanh nghiệp.
Tiếp nhận toàn bộ thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua Trưởng phòng tài vụ.
Trực tiếp báo cáo tình hình thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê lên ban giám đốc .
Bảo đảm bảo mật thông tin kinh tế – tài chính của doanh nghiệp.
Quan hệ với các cơ quan chức năng: Thuế, Kế hoạc & Đầu tư, Chi cục quản lý tài chánh doanh nghiệp.

Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh luật văn bằng 2
Tuyển sinh mầm non
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay5,850
  • Tháng hiện tại53,270
  • Tổng lượt truy cập10,969,177
Quảng cáo tin học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây