Nguyên tắc khi định khoản kế toán

Thứ ba - 26/07/2016 20:15
Để giỏi kế toán sau này bạn cần biết kỹ năng quan trọng nhất đó là định khoản kế toán bởi nó rất cần thiết và xuyên suốt quá trình làm kế toán của bất kỳ một nhân viên kế toán nào tại doanh nghiệp
Nguyên tắc khi định khoản kế toán
Nguyên tắc khi định khoản kế toán
Nguyên tắc định khoản kế toán được quy định như sau
1. Tăng tài sản được ghi Nợ trên các tài khoản tài sản và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoản đối ứng có liên quan; Như vậy, giảm tài sản được ghi vào bên Có của tài khoản tài sản và đồng thời ghi vào bên Nợ của các tài khoản đối ứng có liên quan.
2. Tăng về nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được ghi vào bên Có trên các tài khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu và đồng thời ghi vào bên Nợ các tài khoản đối ứng có liên quan; Như vậy, sự giảm giá trị của chúng được ghi bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoản đối ứng có liên quan..
3. Vốn chủ sở hữu đầu tư vào Doanh nghiệp được ghi Có vào vốn chủ sở hữu
4. Vốn do chủ sở hữu xuất ra, làm giảm vốn trong kinh doanh, nên ghi Nợ vào vốn chủ sở hữu.
5. Thu nhập làm tăng vốn chủ sở hữu, nên ghi vào bên Có tài khoản thu nhập phù hợp với từng loại thu nhập và đồng thời ghi vào bên Nợ các tài khoản đối ứng liên quan; Thu nhập giảm (kết chuyển thu nhập hoặc phân phối cho các quỹ) ghi vào bên Nợ tài khoản thu nhập và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoản đối ứng có liên quan.
6. Chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu, nên ghi vào bên Nợ các tài khoản chi phí phù hợp với từng loại chi phí và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoản đối ứng có liên quan; Chi phí giảm (kết chuyển chi phí) ghi vào bên Có tài khoản chi phí và đồng thời ghi vào bên Nợ các tài khoản đối ứng có liên quan.

Kết cấu của tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán được dùng để tổng hợp sự tăng, giảm của từng loại tài sản, nguồn vốn do  ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Hình thức đơn giản của tài khoản kế toán có dạng chữ T được chia thành 2 bên: Bên trái và bên phải, và một chỗ để ghi tên tài khoản và ký hiệu tài khoản. 

Tài khoản được sử dụng để ghi sự tăng, giảm của từng loại nguồn vốn được gọi tà tài khoản nguồn vốn.
Mỗi tài khoản được sử dụng để ghi lại sự tăng và giảm của một loại tài sản hoặc nguồn vốn.

Mức tăng tài sản hay nguồn vốn được ghi về một bên tài khoản, mức giảm của chúng được ghi về phía bên kia. Trong kế toán thì bên trái tài khoản được gọi là bên NỢ, bên phải được gọi là bên CÓ. Chênh lệch của tổng bên NỢ và bên CÓ của tài khoản gọi là chênh lệch phát sinh của tài khoản . Lấy tổng( Số dư đầu kỳ + tổng phát sinh tăng ) trừ đi tổng phát sinh giảm sẽ được số dư cuối kỳ của tài khoản đó.
 
Chú ý: Có những tài khoản không có số dư( tài khoản loại 0).
 
Nguyên tắc ghi NỢ, CÓ trên tài khoản kế toán khi định khoản kế toán
Thông suốt quá  trình hoạt động của kế toán được thể hiện bằng công thưc cơ bản , hay còn gọi là phương trình kế toán: 
 
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU.
 
Nếu bạn chưa biết định khoản kế toán bạn nên đăng ký một khóa học kế toán cho người chưa biết gì để nắm bắt từ cơ bản cho đến khi làm được sổ sách kế toán
 
 

Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh luật văn bằng 2
Tuyển sinh mầm non
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,797
  • Tháng hiện tại75,722
  • Tổng lượt truy cập11,058,724
Quảng cáo tin học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây