Hệ thống tuyển sinh

https://hethongtuyensinh.com


Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động có liên quan đến toàn bộ khối lượng công tác , sản phẩm , lao vụ đã hoàn thành . trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí liên quan đến quá trình sản xuất không bao gồm những chi phí phát sinh trong kì kinh doanh của doanh nghiệp
giá thành sản phẩm
Nếu kế toán tính toán chủ quan , không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn tới việc phá vỡ các quan hệ hàng hóa ­- tiền tệ , không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng .

1. Các loại giá thành:                                

- Phân loại theo thời điểm tính và số liệu tính giá thành :
+ Giá thành kế hoạch.
+ Giá thành định mức.
+ Giá thành thực tế.

- Phân loại theo phạm vi chi phí :
+ Giá thành sản xuất
+ Giá thành tiêu thụ

2. Những phương pháp tính giá thành sản phẩm :

Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt kế giữa phương pháp kế toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm . Về cơ bản phương pháp tính giá thành bao gồm những phương pháp sau:

      -  Phương pháp trực tiếp

      -  Phương pháp hệ số

      -  Phương pháp tỷ lệ ( định mức)

      -  Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

      -  Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

      -  Phương pháp phân bước

 Nội dung - đặc điểm của từng phương pháp tính giá:

a) Phương pháp giản đơn - trực tiếp :

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít , sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn như các nhà máy điện , nước , các doanh nghiệp khai thác (quặng , than , gỗ..) Đối tượng kế toán chi phí là từng loại sàn phẩm , dịch vụ . Đối tượng kế toán chi phí trùng với đối tượng hạch toán giá thành. Ngoài ra phương pháp còn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm , mỗi loại sản phẩm được sản xuất trong những phân xưởng riêng biệt  , hoặc để tính giá thành của những công việc kết quả trong từng giai đoạn sản xuất nhất định.

Ưu điểm :dễ hoạch toán do số lượng mặt hàng ít , việc hoạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu , theo dõi.

Nhược điểm :chỉ áp dụng được cho doanh nghiệp sản xuất số lượng mặt hàng ít khối lượng lớn , doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kì sản xuất  ngắn sản phẩm dở dang (phế liệu thu hồi) ít hoặc không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than , quặng , hải sản ..các doanh nghiệp sản xuất động lực .

Chi tiết các tính xem tại đây: Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

b) Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ:

Đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất , bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ , để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo giá có thể sử dụng được , giá ước tính , giá kế hoạch , giá nguyên liệu ban đầu…

Ưu điểm : việc hoạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu , theo dõi.

Nhược điểm :doanh nghiệp cần đầu tư máy móc thêm để sản xuất sản phẩm phụ . khó khăn trong việc phân định rạch ròi chi phí dành cho sản phẩm phụ và sản phẩm chính .

c) Phương pháp theo đơn dặt hàng:

Áp dụng trong điều kiện doah nghiệp sản xuất theo đơn đạt hàng của người mua. Đặc điểm phương pháp này là tính giá theo từng đơn đạt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng .

Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng cũng  là đối tượng tính gián thành . Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộ cho chi phí sản xuất  phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành , hay giao hàng cho khách hàng . Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kì thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn dặt hàng đó được coi là giá trị của những sản pẩm do dang cuối ki chuyển sang kì sau .

Ưu điểm: linh hoạt , không phân biệt phân xưởng thực hiện chỉ quan tâm đến các đơn dặt hàng. Có thể tính được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng , từ đó xác định giá bán và tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng.

Nhược điểm:

- Rời rạc, chưa thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác.

- Nếu nhận đươc nhiều đơn đặt hàng sản xuất gây khó khăn trong việc sản xuất và phân bổ.

- Sẽ gặp khó khăn nếu có đơn vị yêu cầu báo giá trước.

d) Phương pháp hệ số:

Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn.Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn.

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp là phân xưởng hay quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành.

Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

Ưu điểm: tính được nhiều loại sản phẩm trong cùng một quy trình.                                                          

Nhược điểm: vấn đề lựa chọn sản phẩm nào là sản phẩm chính. Các bước tính toán phức tạp.

e) Phương pháp tỷ lệ (định mức):

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng)..v.v..để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.

Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tập hợp giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm.

Ưu điểm: Phương pháp này cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này..v.v nên giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.

Nhược điểm: Theo phương pháp này thì ngay từ đầu mỗi tháng kế toán phải tính giá thành định mức các loại sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí tiên tiến hiện hành làm cơ sở cho việc tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sau này. Khi tính giá thành định mức các loại sản phẩm, kế toán phải tính riêng từng khỏan mục chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm theo những cách thức khác nhau.Do đó sử dụng phương pháp này rất phức tạp.

f) Phương pháp phân bước:

Áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo trình tự, mỗi công đoạn chế biến một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau. Đặc điểm của loại hình sản xuất này là luôn có sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang có thể ở tất cả các công đoạn.

Đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến của quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành bán thành phẩm của từng công đoạn trung gian và thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng.

Ưu điểm: các công đoạn diễn ra chặt chẽ, có kế hoạch sản xuất ổn định.

Nhược điểm: tính toán phức tạp, nhiều công đoạn.

3. So sánh các cặp phương pháp tính giá thành sản phẩm:

a. Phương pháp trực tiếp với phương pháp loại trừ sản phẩm phụ:

          * Giống nhau: áp dụng cho doanh nghiệp có phương thức sản xuất giản đơn , số lượng mặt hàng ít . Phương thức tính giá thành đều phải trừ đi những chi phí không liên quan đến việc tạo ra sản phẩm chính . Sản phẩm phụ hay phế liệu thu hồi đều cùng chất với sản phẩm chính.

          * Khác nhau:

Phương pháp trực tiếp

Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phế liệu được thu hồi nhập lại kho.

Phế liệu được tái chế thành sản phẩm phụ rồi bán.

Trừ đi phế liệu để tính giá thành.

Trừ đi sản phẩm phụ để tính giá thành.

 

b. Phương pháp hệ số với phương pháp tỷ lệ(định mức):

* Giống nhau: áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm chính khác nhau và không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm

* Khác nhau:

Phương pháp hệ số

Phương pháp tỷ lệ(định mức)

Sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau nhưng sử dụng chung một loại nguyên liệu.

Sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau hoàn toàn.

Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ.

Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại.

Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm.

 

Đối tượng tập hợp giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm.

Giữa các loại sản phẩm chính có xác lập một hệ số quy đổi.

Giữa các loại sản phẩm chính không xác lập hệ số quy đổi.

Không sử dụng giá thành định mức để xác định hệ số tính giá thành.

Để tính giá thành từng quy cách ,người ta căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức để xác định tỷ lệ tính giá thành.

 

c. Phương pháp tỷ lệ(định mức) với phương pháp đơn đặt hàng:

* Giống nhau: mục tiêu của cả hai phương pháp là nhằm tính giá thành.

* Khác nhau:

Phương pháp tỷ lệ(định mức)

Phương pháp đơn đặt hàng

Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau.

Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ và vừa theo các đơn đặt hàng.

Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại.

Đối tượng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng.

Cách tính giá thành theo tỷ lệ.

Cách tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Phức tạp nhưng ổn định nên có thể lập kế hoạch sản xuất.

Đơn giản, linh hoạt nhưng hay biến động và thay đổi theo đơn đặt hàng.


d. Phương pháp đơn đặt hàng với phương pháp phân bước:

 

Phương pháp đơn đặt hàng

Phương pháp phân bước

Áp dụng cho doanh nghiệp

Công việc sản xuất thường được tiến hành theo các đơn đặt hàng, doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc.

Được áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy tình sản xuất gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất đinh, mỗi công đoạn chế biến một loại thành phẩm. Bán thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng chế biến của công đoạn sau.

Đối tượng tập hợp chi phí

Từng đơn đặt hàng của khách hàng.

Từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất.

Đối tượng tập hợp giá thành

Là sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng.

Nếu đơn dặt hàng chỉ là một sản phẩm duy nhất thì đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành.

Có thể là bán thành phẩm của từng giai đoạn công nghệ trung gian và thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng.

Nếu bán thành phẩm ở công đoạn chế biến trước được chuyển hết sang công đoạn sau để tiếp tục chế biến mà không tiêu thụ ra ngoài hoặc không nhập kho dự trữ thì kế toán chỉ tính giá thành của thành phẩm mà không tính giá thành của bán thành phẩm ở các bước chế biến khác.

Sản phẩm dở dang

Nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí liên quan đến đơn đặt hàng đều là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Luôn có sản phẩm dở dang ở tất cả các công đoạn.

Các chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp đến đặt hàng nào thì tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng sẽ được phân bổ hết cho các đơn đặt hàng mà phân xưởng có tham gia chi phí.

- Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp được tập hợp trực tiếp theo từng giai đoạn chế biến của từng loại sảm phẩm hay nhóm sản phẩm .

- Chi phí sản xuất chung ở từng phân xưởng sẽ được phân bổ hết cho các giai đoạn chế biến sản phẩm tại phân xưởng.

Kỳ tính giá thành

- Khi nào hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng của khách hàng tức là phù hợp với chu kì sản xuất của sản phẩm nhưng thường không phù hợp với kì báo cáo.

- Khi tính giá thành phẩm không đánh giá sản phẩm dở dang.

- Tính hàng tháng vào lúc cuối tháng.

- Khi tính giá bán thành phẩm ở các công đoạn chế biến trung gian và tính giá thành của thành phẩm thì phải tiến hành kiểm kê, đánh giá ản phẩm dở dang.

 

e. Phương pháp trực tiếp với phương pháp hệ số:

 

Phương pháp trực tiếp

Phương pháp hệ số

Áp dụng cho

Doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn.

Có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang.

Doanh nghiệp có cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính, không thể tổ chức theo dõi chi phí từng loại sản phẩm.

Đối tượng hạch toán chi phí

Từng loại sản phẩm, dịch vụ.

Phân xưởng hay quy trình công nghệ.

Đối tượng tính giá thành

Từng loại sản phẩm hay dịch vụ.

Sản phẩm chính hoàn thành

f. Phương pháp trực tiếp với phương pháp phân bước:

 

Phương pháp trực tiếp

Phương pháp phân bước

Áp dụng cho

Doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn.

Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, nhiều công đoạn.

Công thức

Dùng số liệu trực tiếp để tính giá thành.

 

Tính theo từng công đoạn liên quan.

Phân bổ chi phí sản xuất

Không phân bổ theo công đoạn.

Chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng được phân bổ hết cho các công đoạn chế biến sản phảm tại phân xưởng.

Kỳ tính giá thành

Không cần kiểm kê và đánh giá.

Phải kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang khi tính giá thành và bán sản phẩm ở các công đoạn chế biến trung gian và tính giá của thành phẩm.

Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây