Hệ thống tuyển sinh

https://hethongtuyensinh.com


Chế độ bảo hiểm mới nhất về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội luật số 58/2014/QH 13 và Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH về Chế độ mới nhất về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Chế độ bảo hiểm mới nhất về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Đối tượng áp dụng chế độ tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Gồm có các đối tượng:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

2. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
  • Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên bị tai nạn

3. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

  • Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ lao động thương binh – xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh

4. Giám định mức suy giảm khả năng lao động.

  • Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định
  • Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định
  • Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp
  • Bị tai nạn lao động nhiều lần
  • Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

5. Trợ cấp một lần

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp  1 lần

  • Mức hưởng:
Suy giảm( ĐVT : %) Mức hưởng
5 5 lần mức lương cơ sở
Cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở
  • Ngoài mức trợ cấp quy định trên còn hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH.
Số năm đóng BHXH(ĐVT : năm) Mức hưởng Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ để điều trị
≤1 0,5
Sau đó cứ thêmmỗi năm 0,3

Ví dụ: NLĐ bị tai nạn lao động và có kết luận suy giảm khả năng lao động là 8%. NLĐ đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc là 8 năm. Tiền lương tháng liền kề NLĐ đóng BHXH là 4.500.000

  • Trợ cấp một lần được hưởng là:

= (1.150.000 × 5) + (1.150.000 × 0,5 × 3) = 7.475.000 đồng

Ngoài ra, NLĐ còn hưởng một khoản trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH.

= (4.500.000 x 0,5) + (4.500.000 x 0.3 x 7) = 11.700.000 đồng

Tổng số tiền người đó nhận được : 7.475.000 + 11.700.000 = 19.175.000 đồng

6. Trợ cấp hàng tháng

  • Điều kiện hưởng: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.
  • Mức hưởng:
Suy giảm khả năng lao động( ĐVT : %) Mức hưởng( ĐVT : %) Mức lương cơ sở
31 3
cứ suy giảm thêm 1% 2

Ngoài ra, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH.

Số năm đóng BHXH( ĐVT : năm) Mức hưởngĐVT : % Mức tiền đóng BHXH của tháng liền kề trước nghỉ
≤ 1 0,5
sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH 0,3

7. Thời điểm nhận trợ cấp

  • Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ thán người lao động điều trị xong
  • Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát hoặc bệnh tật tái phát, NLĐ giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ thán có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

8. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dung cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.

9. Trợ cấp phụ vụ

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị bại liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài được hưởng trợ cấp hàng  tháng, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

10. Trợ cấp môt lần khi chết do Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

NLĐ đang làm việc bị chết do Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

11. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật

  • NLĐ sau khi điều trị ổn định thương tật do Tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày
Nghỉ dưỡng sức,phục hồi sức khỏe Mức hưởngĐVT : % Mức lương cơ sở
Tại gia đình 25
Tại cơ sở tập trung 40

Tác giả bài viết: hethongtuyensinh.com

Nguồn tin: Hệ thống tuyển sinh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây