Doanh nghiệp kêu trời vì phí cảng
- Thứ năm - 05/05/2016 09:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu có hàng hóa qua cảng đã đồng loạt phản ứng khi nhiều loại phí liên tục bị các hãng tàu tăng trong thời gian ngắn.
Doanh nghiệp kêu trời vì phí cảng
Doanh nghiệp kêu trời vì phí cảng
Mặc dù hơn một năm qua giá xăng dầu trong nước và trên thế giới liên tục giảm nhưng chi phí nâng hạ container lại tăng, đặc biệt là kể từ sau ngày 1-1-2016.
Tăng đủ loại phí
Theo bà Phạm Kiều Oanh – phó tổng giám đốc Tổng công ty may Nhà Bè (TP.HCM), phí nâng hạ container đã tăng 3-5% tại tất cả các bến bãi, cảng, cửa khẩu kể từ sau ngày 1-1-2016 nhưng các đơn vị này lại không đưa ra giải thích rõ ràng.
Điều phi lý hơn là cùng một hệ thống cảng biển nhưng mỗi đơn vị lại đưa ra một mức giá với sự chênh lệch trên 20%.
Cụ thể, giá nâng hạ container rỗng (tính chung cho loại container 40 feet) tại cảng Cát Lái (TP.HCM) là 390.000 đồng, nhưng cách đó không xa cảng ICD Tanamexco có giá 465.000 đồng, tức chênh lệch tới 75.000 đồng/container rỗng.
Đặc biệt, đối với việc trải container để đóng hàng tại bãi mức chênh lệch giữa hai cảng này rất lớn, tới 1.018.000 đồng, cụ thể Cát Lái thu 892.000 đồng nhưng ICD Tanamexco thu tới 1.910.000 đồng. “Việc gia tăng chi phí và thiếu sự thống nhất về thu phí như trên không chỉ làm gia tăng chi phí cho DN mà còn khiến DN rất khó “ăn nói” với đối tác nước ngoài” – bà Oanh bức xúc.
Tương tự, tại cảng Tiên Sa (Công ty CP cảng Đà Nẵng, Đà Nẵng) trong vòng ba tháng qua đã tăng cước phí nâng hạ container tại bãi hai lần khiến nhiều DN xuất nhập khẩu kêu trời.
Cụ thể, giá cước phí nâng hạ container từ năm 2014 là 855.000 đồng/container 40 feet, đến ngày 15-10-2015 cảng Tiên Sa thông báo mức phí mới là 898.000 đồng/container 40 feet. Tưởng mức cước phí này sẽ ổn định trong thời gian dài thì đến ngày 1-1-2016, cảng lại tăng cước phí lên 927.000 đồng/container 40 feet.
Một DN trong ngành dệt may ở Đà Nẵng có sản lượng hàng nhập, hàng xuất trên 30.000 tấn mỗi năm than phiền trong khi giá dầu giảm, lãi suất ngân hàng ổn định, chỉ số giá không tăng bao nhiêu thì cước phí nâng hạ tăng trong thời gian ngắn cũng làm tăng chi phí sản xuất của đơn vị, khả năng cạnh tranh hàng hóa sẽ khó khăn hơn.
Tùy tiện thu “phí mất cân bằng vỏ”
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Tô Văn Hiệp – tổng giám đốc Công ty CP Saigonship Đà Nẵng, chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Đà Nẵng – xác nhận một số DN có phản ảnh giá cước nâng hạ container tại cảng Tiên Sa tăng khiến việc kinh doanh khó khăn hơn.
“Hiệp hội cũng có làm việc với lãnh đạo cảng nhưng phía cảng nói tăng giá cước để phù hợp với hệ thống chất lượng cảng, đáp ứng yêu cầu khách hàng. Nhưng hiện các DN Đà Nẵng phải gánh chịu nhiều chi phí từ năm 2016 nên cảng phải chia sẻ khó khăn chung với DN, giảm và giữ chi phí để hỗ trợ DN phát triển” – ông Hiệp nói.
Không chỉ tăng phí nâng hạ container, mới đây hàng loạt công ty may tại Hà Nội, TP.HCM đã đồng loạt cầu cứu Cục Hàng hải VN khi các DN này bị các hãng tàu thu phí “mất cân bằng vỏ container” (CIC-CIS).
Theo phản ảnh của Công ty CP Dệt công nghiệp Hà Nội (Haicatex), toàn bộ hàng nhập khẩu của công ty này qua các hãng tàu SITC, KMT, Hyundai, Evergreen… đều phải nộp phí mất cân bằng vỏ với mức từ 3.200.000-3.700.000 đồng/container 40 feet.
“Không phải hãng tàu nào cũng mất cân bằng vỏ, không phải thời điểm nào hãng tàu cũng có container rỗng vì hàng có đi có về, do vậy việc các hãng tàu thu loại phí này là hết sức vô lý” – ông Đặng Công Hoàn, đại diện của Haicatex, nói.
Mới đây, thông qua đường văn bản gửi Cục Hàng hải, ông Trương Văn Cẩm, tổng thư ký Hiệp hội Dệt may VN, cho rằng việc các hãng tàu nước ngoài thu phí mất cân bằng vỏ container làm DN xuất nhập khẩu, đặc biệt là các DN dệt may, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo ông Cẩm, CIC-CIS là loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. Phụ phí này thường thu một mức nhất định cho một container và có thể chỉ áp dụng vào từng giai đoạn cho từng chuyến hàng.
Tăng đủ loại phí
Theo bà Phạm Kiều Oanh – phó tổng giám đốc Tổng công ty may Nhà Bè (TP.HCM), phí nâng hạ container đã tăng 3-5% tại tất cả các bến bãi, cảng, cửa khẩu kể từ sau ngày 1-1-2016 nhưng các đơn vị này lại không đưa ra giải thích rõ ràng.
Điều phi lý hơn là cùng một hệ thống cảng biển nhưng mỗi đơn vị lại đưa ra một mức giá với sự chênh lệch trên 20%.
Cụ thể, giá nâng hạ container rỗng (tính chung cho loại container 40 feet) tại cảng Cát Lái (TP.HCM) là 390.000 đồng, nhưng cách đó không xa cảng ICD Tanamexco có giá 465.000 đồng, tức chênh lệch tới 75.000 đồng/container rỗng.
Đặc biệt, đối với việc trải container để đóng hàng tại bãi mức chênh lệch giữa hai cảng này rất lớn, tới 1.018.000 đồng, cụ thể Cát Lái thu 892.000 đồng nhưng ICD Tanamexco thu tới 1.910.000 đồng. “Việc gia tăng chi phí và thiếu sự thống nhất về thu phí như trên không chỉ làm gia tăng chi phí cho DN mà còn khiến DN rất khó “ăn nói” với đối tác nước ngoài” – bà Oanh bức xúc.
Tương tự, tại cảng Tiên Sa (Công ty CP cảng Đà Nẵng, Đà Nẵng) trong vòng ba tháng qua đã tăng cước phí nâng hạ container tại bãi hai lần khiến nhiều DN xuất nhập khẩu kêu trời.
Cụ thể, giá cước phí nâng hạ container từ năm 2014 là 855.000 đồng/container 40 feet, đến ngày 15-10-2015 cảng Tiên Sa thông báo mức phí mới là 898.000 đồng/container 40 feet. Tưởng mức cước phí này sẽ ổn định trong thời gian dài thì đến ngày 1-1-2016, cảng lại tăng cước phí lên 927.000 đồng/container 40 feet.
Một DN trong ngành dệt may ở Đà Nẵng có sản lượng hàng nhập, hàng xuất trên 30.000 tấn mỗi năm than phiền trong khi giá dầu giảm, lãi suất ngân hàng ổn định, chỉ số giá không tăng bao nhiêu thì cước phí nâng hạ tăng trong thời gian ngắn cũng làm tăng chi phí sản xuất của đơn vị, khả năng cạnh tranh hàng hóa sẽ khó khăn hơn.
Tùy tiện thu “phí mất cân bằng vỏ”
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Tô Văn Hiệp – tổng giám đốc Công ty CP Saigonship Đà Nẵng, chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Đà Nẵng – xác nhận một số DN có phản ảnh giá cước nâng hạ container tại cảng Tiên Sa tăng khiến việc kinh doanh khó khăn hơn.
“Hiệp hội cũng có làm việc với lãnh đạo cảng nhưng phía cảng nói tăng giá cước để phù hợp với hệ thống chất lượng cảng, đáp ứng yêu cầu khách hàng. Nhưng hiện các DN Đà Nẵng phải gánh chịu nhiều chi phí từ năm 2016 nên cảng phải chia sẻ khó khăn chung với DN, giảm và giữ chi phí để hỗ trợ DN phát triển” – ông Hiệp nói.
Không chỉ tăng phí nâng hạ container, mới đây hàng loạt công ty may tại Hà Nội, TP.HCM đã đồng loạt cầu cứu Cục Hàng hải VN khi các DN này bị các hãng tàu thu phí “mất cân bằng vỏ container” (CIC-CIS).
Theo phản ảnh của Công ty CP Dệt công nghiệp Hà Nội (Haicatex), toàn bộ hàng nhập khẩu của công ty này qua các hãng tàu SITC, KMT, Hyundai, Evergreen… đều phải nộp phí mất cân bằng vỏ với mức từ 3.200.000-3.700.000 đồng/container 40 feet.
“Không phải hãng tàu nào cũng mất cân bằng vỏ, không phải thời điểm nào hãng tàu cũng có container rỗng vì hàng có đi có về, do vậy việc các hãng tàu thu loại phí này là hết sức vô lý” – ông Đặng Công Hoàn, đại diện của Haicatex, nói.
Mới đây, thông qua đường văn bản gửi Cục Hàng hải, ông Trương Văn Cẩm, tổng thư ký Hiệp hội Dệt may VN, cho rằng việc các hãng tàu nước ngoài thu phí mất cân bằng vỏ container làm DN xuất nhập khẩu, đặc biệt là các DN dệt may, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo ông Cẩm, CIC-CIS là loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. Phụ phí này thường thu một mức nhất định cho một container và có thể chỉ áp dụng vào từng giai đoạn cho từng chuyến hàng.