Hệ thống tuyển sinh

https://hethongtuyensinh.com


Hướng dẫn kế toán áp dụng chính sách Bảo hiểm nhân thọ BHNT

Quy định mới! Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Hướng dẫn kế toán áp dụng chính sách Bảo hiểm nhân thọ BHNT
+ Ngày 19/12/2014, Bộ Tài chính (gọi tắt là “BTC”) ban hành Thông tư 199/2014/TT-BTC (gọi tắt là “Thông tư 199”) hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe và doanh nghiệp tái bảo hiểm nhân thọ (gọi tắt là “DNBHNT”).

+ Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 và sẽ thay thế Quyết định 1296/TC/QĐ/CĐKT ngày 31/12/1996 (gọi tắt là “Quyết định 1296”) và Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 (gọi tắt là “Quyết định 150”).

+ Thông tư 199 quy định một số tài khoản, nguyên tắc, phương pháp hạch toán và mẫu báo cáo tài chính áp dụng cho các DNBHNT.

+ Các quy định theo Thông tư này được xem là phù hợp hơn với thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các DNBHNT.

+ Đối với những nội dung kế toán không được hướng dẫn trong Thông tư 199 thì được thực hiện theo quy định tại chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

+ Đây cũng chính là điểm vướng mắc trong việc áp dụng Thông tư 199 sau khi Thông tư 200/2014-TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 (ba ngày sau ngày ban hành Thông tư 199) quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp.

Một số quy định của Thông tư 200 chưa được phản ánh trong hệ thống tài khoản và mẫu báo cáo tài chính của Thông tư 199

Do đó, các DNBHNT có thể phải xem xét áp dụng linh hoạt Thông tư 199 và Thông tư 200 để đảm bảo tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Chúng tôi nhận thấy sự khác biệt quan trọng trong việc phân loại đầu tư giữa Thông tư 199 và Thông tư 200 theo hướng là Thông tư 200 là quy định mới hơn và được xem là tiếp cận theo các thông lệ quốc tế.

+Những điểm thay đổi quan trọng?

Hướng dẫn kế toán áp dụng chính sách bảo hiểm và tái bảo hiểm doanh  nghiệp

Thông tư 199 có một số thay đổi quan trọng sau đây về hệ thống kế toán và trình bày báo cáo tài chính của các DNBHNT:

+ Hệ thống tài khoản kế toán

– Bổ sung một số tài khoản (“TK”) kế toán mới như TK 337 – Phải thu, phải trả giữa các Quỹ để đáp ứng với các yêu cầu của các quy định hiện hành về việc chia tách quỹ.

– Bổ sung một số tài khoản cấp 2, cấp 3 để phản ánh chi tiết các hoạt động kinh doanh bảo hiểm như TK 1284 -Tạm ứng từ giá trị hoàn lại; các TK cấp 2 và cấp 3 của TK 131, TK 337, TK 352, TK 5111, TK 624; v.v…

– Đổi tên một số TK kế toán để phù hợp hơn với hoạt động bảo hiểm như TK 3387, TK 531, TK 532, v.v…

Ngoài ra, Thông tư 199 cũng loại bỏ một số tài khoản của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (cụ thể là Quyết định 15) không phù hợp với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Theo đó, hệ thống tài khoản kế toán của các DNBHNT cần phải được cập nhật, thay đổi để đáp ứng yêu cầu của Thông tư này.

– Nguyên tắc và phương pháp hạch toán Thông tư 199 quy định chi tiết nguyên tắc và phương pháp hạch toán đối với các tài khoản áp dụng cho DNBHNT.

– Về cơ bản không có nhiều thay đổi so với các quy định và hướng dẫn trước đây.

– Việc hướng dẫn hạch toán chi tiết cho từng hoạt động bảo hiểm vào các tài khoản doanh thu phí bảo hiểm (TK 511) và chi phí kinh doanh bảo hiểm trực tiếp (TK 624),

– Chi phí bán hàng (TK 641) tương ứng với các tài khoản tài sản và nguồn vốn như Phải thu khách hàng (TK 131),

– Phải trả khách hàng (TK 331) và Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện (TK 3387) sẽ cải thiện tính đồng nhất trong phương pháp hạch toán giữa các DNBHNT.

+Một số điểm mới đáng lưu ý như sau:

– Doanh thu và hoa hồng của hoạt động nhận và nhượng tái báo hiểm phải được đối chiều kịp thời để đảm bảo doanh thu nhận/ nhượng, hoa hồng nhận/ nhượng cũng như các khoản phải thu, phải trả liên quan được ghi nhận tại đúng thời điểm khi phát sinh trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết, chậm nhất là trong cùng kỳ kế toán quý.

– Việc đối chiếu nêu trên cũng phải được thực hiện tại cuối năm tài chính. Quy định mới này chưa từng được đề cập trong các quy định trước đây

– Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và chi phí khác cuối kỳ được kết chuyển thẳng vào TK Xác định kết quả kinh doanh (TK 911), không còn thông qua TK 154 và TK 632 như quy định trước đây.

+ Phương pháp hạch toán giản lược này gần với thực tế hạch toán tại các DNBHNT hiện nay.

– Phải thu và phải trả về hoa hồng nhượng tái, nhận tái bảo hiểm được cấn trừ với phải trả về phí nhượng và phải thu về phí nhận tái bảo hiểm trên bảng cân đối kế toán.

Việc cấn trừ này có thể sẽ làm giảm đáng kể số dư phải thu phải trả trình bày trên bảng cân dối kế toán của các doanh nghiệp tái báo hiểm.

– Trích trước phải thu liên quan đến hoạt động đầu tư không còn được hạch toán vào tài khoản phải thu khách hàng (TK 131) mà sẽ được hạch toán vào các khoản phải thu khác (TK 138).

Như vậy, các khoản phải thu khách hàng sẽ chủ yếu bao gồm những số dư liên quan đến các hoạt động kinh doanh sản phẩm bảo hiểm thuần túy của doanh nghiệp.

– Kế toán tách quỹ Thông tư 199 đưa ra các hướng dẫn cụ thể về các tài khoản sử dụng khi lập báo cáo tách quỹ đồng thời hướng dẫn chi tiết cách hạch toán của những tài khoản này.

Theo đó, DNBHNT phải mở mã số chi tiết cho từng quỹ để theo dõi chi tiết tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, phải thu, phải trả, kết quả kinh doanh của từng quỹ.

– Những hướng dẫn hạch toán cụ thể này sẽ cải thiện tính đồng nhất trong phương pháp hạch toán giữa các DNBHNT và nâng cao chất lượng của thông tin trình bày trong báo cáo tách quỹ.

Hướng dẫn kế toán áp dụng chính sách bảo hiểm và tái bảo hiểm doanh  nghiệp

+Báo cáo tài chính Thông tư 199 ban hành mẫu báo cáo tài chính áp dụng cho DNBHNT có một số thay đổi như sau:

– Đối với Bảng cân đối kế toán, việc trình bày các khoản phải thu của khách hàng, phải trả cho người bán, dự phòng phải thu phải được phân loại theo ngắn hạn và dài hạn.

– Phần nợ phải trả được trình bày riêng biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

– Dự phòng nghiệp vụ được trình bày là các khoản nợ dài hạn thay vì trình bày riêng biệt như trước đây.

– Việc phân loại như trên sẽ cải thiện tính đồng nhất trong việc trình bày tài sản và nợ theo bản chất ngắn hay dài hạn trên bảng cân đối kế toán, ngoại trừ một số dự phòng nghiệp vụ như dự phòng bồi thường hoặc dự phòng phí phải trả vốn mang bản chất ngắn hạn lại được phân loại vào nợ dài hạn.

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm 2 phần:

(i) Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp

 (ii) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hoạt động.

– Điểm lưu ý trong Thông tư này là không có mẫu cho báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà sẽ được lập tuân theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

– Thuyết minh về chính sách kế toán áp dụng yêu cầu trình bày cụ thể về nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu, chi phí hoạt động bảo hiểm và các khoản dự phòng nghiệp vụ.

– Ngoài ra Thông tư 199 bổ sung yêu cầu thuyết minh các thông tin về rủi ro bảo hiểm và chính sách quản lý rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, chính sách của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ để giảm thiểu các rủi ro phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm, phân tích mức độ tập trung của các rủi ro bảo hiểm, thuyết minh về tình hình bồi thường và trả tiền bảo hiểm để so sánh các khoản bồi thường và trả tiền bảo hiểm thực tế so với số liệu ước tính trước đây.

Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây