Kinh nghiệm và bí quyết khi đi xin việc kế toán thành công
- Thứ hai - 25/04/2016 20:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Làm sao để hài lòng nhà tuyển dụng? Kinh nghiệm xin việc kế toán của bạn còn non nớt? Bạn là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế ? Làm thế nào để hài lòng nhà tuyển dụng và nhà tuyển dụng nhận bạn vào làm ngay ?
Xin việc quả là một việc không dễ dàng, tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, mà thay vào đó bạn nên tích lũy cho mình những kinh nghiệm xin việc kế toán để có thể tự tin hơn khi đi phỏng vấn.
Có rất nhiều bạn trẻ mới ra trường, khi đi phỏng vấn xin việc kế toán đều gặp thất bại, điều đó gây ra tâm lý hoang mang cho những lần phỏng vấn tiếp theo. Sau đây,mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm được đúc rút ra từ những người đi trước, hy vọng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình xin việc.
– Điều quan trọng nhất là các bạn phải nâng cao nghiệp vụ và có kinh nghiệm thực tế
– Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin việc đầy đủ và chi tiết.
– Chuẩn bị các kỹ năng phỏng vấn khi đi xin việc.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ cả 3 yếu tố trên thì việc được việc kế toán là điều nằm trong tầm tay của các bạn.
Có rất nhiều bạn trẻ mới ra trường, khi đi phỏng vấn xin việc kế toán đều gặp thất bại, điều đó gây ra tâm lý hoang mang cho những lần phỏng vấn tiếp theo. Sau đây,mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm được đúc rút ra từ những người đi trước, hy vọng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình xin việc.
– Điều quan trọng nhất là các bạn phải nâng cao nghiệp vụ và có kinh nghiệm thực tế
– Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin việc đầy đủ và chi tiết.
– Chuẩn bị các kỹ năng phỏng vấn khi đi xin việc.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ cả 3 yếu tố trên thì việc được việc kế toán là điều nằm trong tầm tay của các bạn.
Nâng cao nghiệp vụ và có kinh nghiệm thực tế:
- Có nhiều cách để các bạn có thể học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để nâng cao nghiệp vụ. Các bạn có thể hỏi người quen, hoặc xin làm ở vị trí tập sự không lương để được học hỏi…
- Nhưng như thế có giúp các bạn học hỏi được 1 cách chính xác và tốt nhất không, những bạn không có người nhà, người quen thì các bạn sẽ làm gì để được tiếp cận với thực tế, để được học hỏi kinh nghiệm thực tế được nâng cao nghiệp vụ? Phương pháp hiệu quả nhất và nhanh nhất là các bạn có thể tham gia một khóa học: Học kế toán tổng hợp thực hành tại Trung tâm đào tạo kế toán Nhân Thành Đạt Các bạn sẽ được tiếp cận với hóa đơn, chứng từ thực tế, được thực hành làm các công việc của người kế toán tổng hợp thực thụ trên phần mềm, cụ thể như sau:
- Các bạn sẽ công ty giao cho 1 bộ hồ sơ gồm: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, chi, giấy báo nợ, báo cáo…Dựa vào đó các bạn sẽ được những kế toán trưởng, kế toán tổng hợp có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trực tiếp hướng dẫn từ khâu: Xử lý hóa đơn, chứng từ, hạch toán, lên sổ sách, tính thuế, kê khai thuế, lên các báo cáo thuế, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế cuối năm.
- Thực hành trực tiếp trên các phần mềm như: HTKK, EXCEL, FAST, MISA …
Hồ sơ xin việc kế toán:
- Hồ sơ xin việc là một giấy tờ cực kỳ quan trọng, vì nó là bản mô tả một cách tổng quan nhất về bạn, là chiếc cầu nối để bạn tỏ ý mong muốn được làm việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng. Bạn cần trau chuốt hồ sơ xin việc của mình ở các thông tin:
- Mục tiêu nghề nghiệp: đây là thông tin đầu tiên trong hồ sơ xin việc, cho biết định hướng và mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn hướng đến trong tương lai. Để viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, bạn nên nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc xem nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên. Bạn cần viết mục tiêu rõ ràng, chi tiết nhưng đừng quá “khiêm tốn” khiến nhiều nhà tuyển dụng không thèm chú ý đến hồ sơ của bạn.
- Thành tích học tập: là sinh viên mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm làm việc nổi bật. Bù lại, bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng về thông tin học vấn của mình. Rất nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có thành tích học tập vượt trội, vậy thì bạn hãy trình bày “trình độ học vấn” ngay sau phần “mục tiêu nghề nghiệp”. Đừng quên giới thiệu thành tích học tập và trình bày những khóa học bạn đã tham gia hay bằng cấp đã đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển.
- Kinh nghiệm làm việc: với các bạn mới ra trường, nhà tuyển dụng không khó để biết được bạn chưa có một kinh nghiệm chính thức và dài hạn tại một công ty. Vì vậy, hãy trình bày những kinh nghiệm quý báu bạn đã có trong thời gian thực tập kế toán hay việc làm bán thời gian trước đây. Nêu bật những thế mạnh cho thấy bạn sẽ là một nhân viên tích cực, sẽ đóng góp nhiều lợi ích cho công ty. Nếu đã từng làm công việc bán thời gian, bạn cũng nên cho biết những thành tích đã đóng góp ở các công ty trước. Đặc biệt là đối với nghề kế toán, rất yêu cầu bạn phải có những kinh nghiệm thực tiễn hay là những kiến thức thực tế.
- Kỹ năng: nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ứng viên có kỹ năng làm việc. Bạn có thể nêu tốc độ đánh máy nhanh, khả năng giao tiếp xuất sắc như những kỹ năng nổi bật của mình. Ngoài ra, nếu bạn có tham gia những khóa học kế toán thực hành , làm việc nhóm… hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng ngay, chắc chắn bạn sẽ được cộng thêm điểm. Những kỹ năng này rất cần thiết cho một kế toán viên.
- Người tham khảo: đây là một phần khá quan trọng trong hồ sơ. Bạn có thể nhờ thầy cô ở trường hay sếp trực tiếp tại công ty bạn đã thực tập làm người tham khảo cho bạn. Được người có uy tín đánh giá “có tinh thần làm việc theo nhóm”, “cẩn thận” hay “có tư duy sáng tạo”, bạn sẽ có trong tay bằng chứng xác thực nhất về khả năng của mình.
- Thông tin khác/ thông tin bổ sung: hầu như rất nhiều ứng viên đều bỏ qua phần này nhưng để có một hồ sơ hoàn chỉnh, bạn cần đầu tư thêm cho mục cuối cùng này. Bạn có thể tận dụng phần thông tin khác trong hồ sơ để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về tính cách, sở thích và những thói quen cá nhân của mình. Nếu bạn là người tỉ mỉ, cẩn thận và chăm chỉ, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn phù hợp vị trí kế toán mà họ đang cần.
Ngoài những thông tin trên, bạn cũng cần ghi lại những hoạt động ngoại khóa, những hoạt động xã hội mà bạn đã từng tham gia, điều này cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đấy.
Kỹ năng phỏng vấn xin việc kế toán:
Khi đã gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng và đã được nhà tuyển dụng gọi đị phỏng vấn thì các bạn hãy chuẩn bị thật tốt nhé từ tác phong, trang phục, giờ giấc, lời nói, thái độ …