Năm 2016, Việt Nam sẽ áp dụng chuẩn kế toán quốc tế
- Thứ tư - 15/06/2016 19:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đại diện Bộ Tài chính, bà Hà Thị Ngọc Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán Bộ Tài chính đã phổ biến, hướng dẫn cho các DN về các điểm thay đổi lớn và các quy định của thông tư 200/2014/TT-BTC thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/3/2006 và Thông tư 244/2009/TT-BTC về chế độ kế toán DN
Bộ Tài Chính vừa ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC nhằm chuẩn bị cho lộ trình áp dụng chính thức hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam vào năm tới.
Theo đó, các doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam sẽ phải chuyển đổi từ việc áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang chuẩn mực quốc tế IRFS. Điều này không chỉ thay đổi về quy định kế toán hay lập báo cáo tài chính (BCTC) mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của DN.
Sáng ngày 21/4 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo "Cập nhật thông tin chế độ kế toán doanh nghiệp”, do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Vụ Chế độ kế toán - Bộ Tài chính tổ chức.
Đại diện Bộ Tài chính, bà Hà Thị Ngọc Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán Bộ Tài chính đã phổ biến, hướng dẫn cho các DN về các điểm thay đổi lớn và các quy định của thông tư 200/2014/TT-BTC thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/3/2006 và Thông tư 244/2009/TT-BTC về chế độ kế toán DN.
Theo đó, thông tư trên có 05 điểm thay đổi nổi bật về các vấn đề, bao gồm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, tài khoản kế toán, BCTC, chứng từ kế toán và sổ kế toán. Trong đó:
1/ Đơn vị tiền tệ:
- DN được dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
- DN có nghiệp vụ thu chi chủ yếu bằng ngoại tệ có thể chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
2/ Báo cáo tài chính:
- Thông tin bắt buộc trong báo cáo không còn là “thuế và khoản phải nộp Nhà nước”.
- Kỳ lập báo cáo giữa niên độ sẽ gồm báo cáo tài chính quý (cả quý 4) và bán niên.
- BCTC để công bố ra công chúng và nộp cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam được trình bày bằng đồng Việt Nam.
3/ Hệ thống tài khoản kế toán:
- Thêm bớt, thay đổi một số tài khoản kế toán.
- Các tài khoản tài sản không phân biệt ngắn hạn và dài hạn.
Chứng từ kế toán: DN được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật Kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch.
Sổ sách kế toán: DN được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch và đầy đủ.
Thông tư 200 được đánh giá là tôn trọng bản chất hơn hình thức, không kế toán vì mục đích thuế.
Bà Vũ Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn quản trị công ty HNX nói: "Sự thay đổi này sẽ khiến các DN phải minh bạch về tài chính hơn nữa, quản trị rủi ro tài chính tốt hơn để từ đó, việc quản lý tốt tài sản không chỉ tạo ra lợi nhuận cho riêng DN mà còn đóng góp tích cực cho nền kinh tế của đất nước".
Theo đó, các doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam sẽ phải chuyển đổi từ việc áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang chuẩn mực quốc tế IRFS. Điều này không chỉ thay đổi về quy định kế toán hay lập báo cáo tài chính (BCTC) mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của DN.
Sáng ngày 21/4 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo "Cập nhật thông tin chế độ kế toán doanh nghiệp”, do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Vụ Chế độ kế toán - Bộ Tài chính tổ chức.
Đại diện Bộ Tài chính, bà Hà Thị Ngọc Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán Bộ Tài chính đã phổ biến, hướng dẫn cho các DN về các điểm thay đổi lớn và các quy định của thông tư 200/2014/TT-BTC thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/3/2006 và Thông tư 244/2009/TT-BTC về chế độ kế toán DN.
Theo đó, thông tư trên có 05 điểm thay đổi nổi bật về các vấn đề, bao gồm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, tài khoản kế toán, BCTC, chứng từ kế toán và sổ kế toán. Trong đó:
1/ Đơn vị tiền tệ:
- DN được dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
- DN có nghiệp vụ thu chi chủ yếu bằng ngoại tệ có thể chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
2/ Báo cáo tài chính:
- Thông tin bắt buộc trong báo cáo không còn là “thuế và khoản phải nộp Nhà nước”.
- Kỳ lập báo cáo giữa niên độ sẽ gồm báo cáo tài chính quý (cả quý 4) và bán niên.
- BCTC để công bố ra công chúng và nộp cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam được trình bày bằng đồng Việt Nam.
3/ Hệ thống tài khoản kế toán:
- Thêm bớt, thay đổi một số tài khoản kế toán.
- Các tài khoản tài sản không phân biệt ngắn hạn và dài hạn.
Chứng từ kế toán: DN được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật Kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch.
Sổ sách kế toán: DN được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch và đầy đủ.
Thông tư 200 được đánh giá là tôn trọng bản chất hơn hình thức, không kế toán vì mục đích thuế.
Bà Vũ Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn quản trị công ty HNX nói: "Sự thay đổi này sẽ khiến các DN phải minh bạch về tài chính hơn nữa, quản trị rủi ro tài chính tốt hơn để từ đó, việc quản lý tốt tài sản không chỉ tạo ra lợi nhuận cho riêng DN mà còn đóng góp tích cực cho nền kinh tế của đất nước".