Người vay 'sập bẫy' tín dụng tiêu dùng
- Thứ năm - 14/07/2016 21:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau khi đặt bút ký hợp đồng, nhiều người mới vỡ lẽ việc phải chịu mức lãi vay ‘cắt cổ’, tới 80% một năm...
Đua cho vay tiêu dùng lãi suất 0% / Ngân hàng cấp tập cho vay tiêu dùng sát Tết
Thực tế “chào mời một đằng, lãi suất thực một nẻo” trong các hợp đồng vay tín dụng tiêu dùng được ông Hồ Tùng Bách (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương) đưa ra tại hội thảo “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng: thực trạng và giải pháp” vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Đại diện đến từ Cục Quản lý cạnh tranh cho hay, không phải 60% hay 70%, mà mức lãi suất cho vay tiêu dùng cao nhất đã lên tới 80% một năm. Theo ông Hồ Tùng Bách, trong khi những lời mời chào, quảng cáo của nhân viên tư vấn rất “ngọt ngào”, điều kiện vay dễ dãi, lãi suất rẻ chỉ 2-3% một tháng… thì thực tế lại khác “một trời một vực”.
Những lời mời chào vay theo hình thức này “đánh” vào tâm lý của những người dân đang cần tiền cho một kế hoạch nào đó, nhưng họ đâu ngờ khi đã đặt bút ký vào bản hợp đồng là vô tình rơi vào “cái bẫy ngọt ngào”. “Lãi suất không phải 2-3% một tháng, mà gấp đôi. Mức cao nhất đã lên tới 80% một năm. Người tiêu dùng buộc phải chịu vì đã trót ký hợp đồng vay…”, ông Bách nói.
Là đơn vị tiếp nhận những khiếu nại của người tiêu dùng liên quan tới hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp, ông Hồ Tùng Bách kể những tình huống “khóc dở mếu dở” của người dân khi lỡ sa chân vay tiêu dùng.
“Chúng tôi nhận được trường hợp khiếu nại có người phụ nữ mang bầu 4 tháng bị ép ký vào giấy cam kết trả nợ cho chồng do anh này mua điện thoại, không trả được nợ và đã bỏ trốn. Chị vợ này sau đó liên tục nhận được cuộc gọi từ số lạ, có ngày nhận được 17 cuộc và 20 tin nhắn đe doạ từ 6h sáng cho tới tận 10h đêm”, vị cán bộ Cục Quản lý cạnh tranh nhớ lại.
Trót ký vào bản hợp đồng vay tiêu dùng với mức lãi suất "cắt cổ", nhưng khi phát sinh tranh chấp thì khách hàng chỉ nhận được sự “đùn đẩy” trách nhiệm của công ty tài chính tiêu dùng. Rất nhiều người cũng khiếu nại công ty cho vay đã không cung cấp thông tin về thời hạn trả nợ, phương thức trả hay quá hạn sẽ chịu phạt ra sao….
Khi khách hàng gọi vào tổng đài, lời nhắn tự động rất dài, hơn một phút mới nghe được chi tiết số điện thoại để liên hệ thành công với nhân viên tư vấn. Nhưng khi gọi được nhân viên này thì lại được chỉ dẫn gọi tới người tiếp theo… “Sự đùn đẩy trách nhiệm của cán bộ công ty cho vay tiêu dùng khiến khách hàng càng bức xúc, mệt mỏi”, ông Bách chia sẻ.
Bình luận về mức lãi vay tiêu dùng “cắt cổ” mà người vay đang phải chịu, Tiến sĩ Đinh Thị Thanh Nhàn - khoa Kinh tế Luật, trường Đại học Thương mại Hà Nội cho hay, theo quy định hiện nay mức lãi suất trần quy định cho vay tiêu dùng là 20% một năm. “Đây là mức lãi suất “trong mơ”, vì thực tế lãi vay thấp nhất cũng là 25% một năm, và mức lãi cao nhất như Cục Quản lý cạnh tranh thông tin là tới 80% một năm”, bà Nhàn nói.
Với những hoạt động kinh doanh rủi ro cao, khấu hao nhanh như cho vay tiêu dung, vị Tiến sĩ đến từ Đại học Thương mại Hà Nội cho rằng, phải được “trói” bởi quy định riêng.
Thực tế, một bản dự thảo về hoạt động tiêu dùng cho các công ty tài chính đã được cơ quan điều hành là Ngân hàng Nhà nước xây dựng từ năm 2014, theo hướng “siết” lại kỷ cương hoạt động cho vay này. Tuy nhiên, sau 2 năm lấy ý kiến, bản dự thảo này vẫn chưa được ban hành
Thực tế “chào mời một đằng, lãi suất thực một nẻo” trong các hợp đồng vay tín dụng tiêu dùng được ông Hồ Tùng Bách (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương) đưa ra tại hội thảo “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng: thực trạng và giải pháp” vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Đại diện đến từ Cục Quản lý cạnh tranh cho hay, không phải 60% hay 70%, mà mức lãi suất cho vay tiêu dùng cao nhất đã lên tới 80% một năm. Theo ông Hồ Tùng Bách, trong khi những lời mời chào, quảng cáo của nhân viên tư vấn rất “ngọt ngào”, điều kiện vay dễ dãi, lãi suất rẻ chỉ 2-3% một tháng… thì thực tế lại khác “một trời một vực”.
Những lời mời chào vay theo hình thức này “đánh” vào tâm lý của những người dân đang cần tiền cho một kế hoạch nào đó, nhưng họ đâu ngờ khi đã đặt bút ký vào bản hợp đồng là vô tình rơi vào “cái bẫy ngọt ngào”. “Lãi suất không phải 2-3% một tháng, mà gấp đôi. Mức cao nhất đã lên tới 80% một năm. Người tiêu dùng buộc phải chịu vì đã trót ký hợp đồng vay…”, ông Bách nói.
Là đơn vị tiếp nhận những khiếu nại của người tiêu dùng liên quan tới hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp, ông Hồ Tùng Bách kể những tình huống “khóc dở mếu dở” của người dân khi lỡ sa chân vay tiêu dùng.
“Chúng tôi nhận được trường hợp khiếu nại có người phụ nữ mang bầu 4 tháng bị ép ký vào giấy cam kết trả nợ cho chồng do anh này mua điện thoại, không trả được nợ và đã bỏ trốn. Chị vợ này sau đó liên tục nhận được cuộc gọi từ số lạ, có ngày nhận được 17 cuộc và 20 tin nhắn đe doạ từ 6h sáng cho tới tận 10h đêm”, vị cán bộ Cục Quản lý cạnh tranh nhớ lại.
Trót ký vào bản hợp đồng vay tiêu dùng với mức lãi suất "cắt cổ", nhưng khi phát sinh tranh chấp thì khách hàng chỉ nhận được sự “đùn đẩy” trách nhiệm của công ty tài chính tiêu dùng. Rất nhiều người cũng khiếu nại công ty cho vay đã không cung cấp thông tin về thời hạn trả nợ, phương thức trả hay quá hạn sẽ chịu phạt ra sao….
Khi khách hàng gọi vào tổng đài, lời nhắn tự động rất dài, hơn một phút mới nghe được chi tiết số điện thoại để liên hệ thành công với nhân viên tư vấn. Nhưng khi gọi được nhân viên này thì lại được chỉ dẫn gọi tới người tiếp theo… “Sự đùn đẩy trách nhiệm của cán bộ công ty cho vay tiêu dùng khiến khách hàng càng bức xúc, mệt mỏi”, ông Bách chia sẻ.
Bình luận về mức lãi vay tiêu dùng “cắt cổ” mà người vay đang phải chịu, Tiến sĩ Đinh Thị Thanh Nhàn - khoa Kinh tế Luật, trường Đại học Thương mại Hà Nội cho hay, theo quy định hiện nay mức lãi suất trần quy định cho vay tiêu dùng là 20% một năm. “Đây là mức lãi suất “trong mơ”, vì thực tế lãi vay thấp nhất cũng là 25% một năm, và mức lãi cao nhất như Cục Quản lý cạnh tranh thông tin là tới 80% một năm”, bà Nhàn nói.
Với những hoạt động kinh doanh rủi ro cao, khấu hao nhanh như cho vay tiêu dung, vị Tiến sĩ đến từ Đại học Thương mại Hà Nội cho rằng, phải được “trói” bởi quy định riêng.
Thực tế, một bản dự thảo về hoạt động tiêu dùng cho các công ty tài chính đã được cơ quan điều hành là Ngân hàng Nhà nước xây dựng từ năm 2014, theo hướng “siết” lại kỷ cương hoạt động cho vay này. Tuy nhiên, sau 2 năm lấy ý kiến, bản dự thảo này vẫn chưa được ban hành