Hệ thống tuyển sinh

https://hethongtuyensinh.com


Phạt tù từ 2 - 7 năm nếu trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT

Đây là một trong các nội dung được quy định tại Điều 216, Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc Hội thông qua tại Kỳ họp 10, Quốc hội khóa 13. Bên cạnh đó, Bộ Luật Hình sự quy định nhiều chế tài khác áp dụng cho các tội danh liên quan tới BHXH, BHTN, BHYT.
Phạt tù từ 2 - 7 năm nếu trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT
Trốn đóng phạt nặng

Theo đó, Điều 216 Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) quy định người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 - 7 năm.

Các hành vi phạm, phạm tội được nêu làm căn cứ áp dụng chế tài trên gồm: Trốn đóng bảo hiểm 1 tỉ đồng trở lên; trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên…

Điều 216 còn quy định phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm với các hành vi sau:

Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng năm đến 3 năm, gồm: Phạm tội 2 lần trở lên; trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người.

Chế tài với hành vi gian lận

Ngoài ra, Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) còn ban hành thêm Điều 214 và 215 xử phạt tội gian lận BHXH, BHTN và BHYT.

Theo đó, Điều 214 quy định Tội gian lận BHXH, BHTN với người chiếm đoạt tiền từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Các hành vi làm căn cứ để áp dụng chế tài trên, gồm: Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, hồ sơ BHTN lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội; dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ BHXH, BHTN.

Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua gồm 26 chương, 426 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016.
Trường hợp người phạm tội bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm, khi có một trong các hành vi sau đây: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; tái phạm nguy hiểm…

Về chế tài xử phạt tội gian lận BHYT, Điều 215 Luật Hình sự (sửa đổi) quy định phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm với người nào chiếm đoạt tiền BHYT từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này.

Các hành vi vi phạm để áp dụng chế tài trên, gồm:

Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;

Giả mạo hồ sơ, thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT được cấp khống, thẻ BHYT giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ BHYT của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ BHYT trái quy định

Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây