Hệ thống tuyển sinhHệ thống tuyển sinh liên tục tất cả các ngành nghề trong cả nước, như Trung cấp, Cao đẳng, Đại học các ngành như: SP Mầm Non, SP Tiểu học, Kế Toán, QTKD, Ngôn ngữ anh, CN ÔTô, Dược, Điều dưỡng, Y học cổ truyền, Kỹ thuật phục hình răng, Y sỹ, vv.....
Cách làm tròn số khi viết hóa đơn GTGT
Thứ tư - 22/06/2016 09:38
Trong quá trình lập hóa đơn, chứng từ kế toán...chắc hẳn các kế toán sẽ gặp phải những con số rất lẻ và không biết có được làm tròn số khi viết hóa đơn hay không, được làm tròn số thì nguyên tắc làm tròn như thế nào cho đúng luật kế toán hiện nay.
Có được làm tròn số trên hóa đơn GTGT? Nguyên tắc làm tròn
Theo quy định tại điều 17 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ban hành ngày 31/5/2004 quy định chi tiết thi hành Luật kế toán thì việc làm tròn số cần bảo đảm nguyên tắc làm tròn đến đơn vị tính ghi trên chứng từ.
Cách làm tròn số khi viết hóa đơn GTGT
Bạn cũng cần lưu ý: Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam. Trường hợp được phép giao dịch bằng ngoài tệ theo quy định của pháp luật thì tổng số tiền được viết là ngoại tệ nhưng phần chữ phải được viết bằng tiếng việt.
Cũng theo nghị định 129 này thì: “Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính”.
Và việc rút gọn đơn vị tiền tệ được quy định như sau:
Đơn vị kế toán khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc, nếu có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng) hoặc triệu đồng (1.000.000 đồng) để lập báo cáo tài chính.
Vậy theo các quy định như trên thì cách làm tròn số khi viết hóa đơn giá trị gia tăng được triển khai như sau:
- Làm tròn đến đơn vị tính
+ Đơn vị tính là đồng => làm tròn đến giá trị đồng
+ Đơn vị tính là nghìn đồng => làm tròn đến giá trị nghìn đồng...
- Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị >= 5 => cộng thêm 1 đơn vị (làm tròn nên).
- Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị <5 => không tính (bỏ) Ví dụ về cách làm tròn số trên hóa đơn chứng từ như sau:
- Giả sử bạn có giá trị: 100.120,65 đồng => làm tròn thành 100.121 đồng.
- Nếu bạn có giá trị là 90.518 đồng => không được làm tròn thành 90.520 đồng mà phải giữ nguyên giá trị 90.518 đồng.
Tức nếu đơn vị tính là đồng thì được phép làm tròn số sau dấu phẩy.
Trong trường hợp đơn vị tính là nghìn đồng => bạn được làm tròn đến đơn vị nghìn Ví dụ: 1.123.520,85 nghìn đồng => làm tròn thành 1.123.521 nghìn đồng.