Theo Điều 93 của Bộ luật Lao động - Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012: DN tự xây dựng thang bảng lương để nộp cho Phòng Lao động thương binh xã hội Quận, huyện theo nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
1. Mức lương thấp nhất (Bậc 1):
- Nếu là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo, học nghề) thì tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng
VD: Công ty kế toán ABC thuộc Vùng 1, thì mức lương tối thiểu để ghi vào bậc 1: 3.500.000
- Nếu là lao động đã đào tạo, học nghề thì tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
VD: Cũng theo ví dụ trên, Công ty có nhân viên hóa chất (đã qua học nghề), thì mức lương tối thiểu để ghi vào Bậc 1 là: 3.500.000 + (3.500.000 X 7%) = 3.745.000
- Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%
VD: Cũng theo ví dụ trên, Công ty có nhân viên hóa chất (đã qua học nghề) và làm công việc độc hại, thì mức lương tối thiểu để ghi vào Bậc 1 là: 3.745.000 + (3.745.000 X 5%) = 3.932.250
Kết luận: Nhân viên hóa chất qua học nghề và làm công việc độc hại thì Mức lương tối thiểu vùng là: 3.932.250 => Căn cứ ghi vào bậc 1 = 3.932.250 (Tối thiểu phải mức này). => Hợp đồng lao động tối thiểu phải ghi mức lương cơ bản là: 3.932.250 => Mức lương tháng tối thiểu tham gia BHXH là: 3.932.250 (Nếu có phu cấp thì phải cộng thêm vào, ghi theo mức lương trên HĐLĐ).
Chú ý: Kể từ ngày 1/1/2016 Mức tiền lương tháng đóng BHXH là: Mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng) và phụ cấp lương.
Chi tiết xem tại đây:
Các khoản lương và phụ cấp lương phải đóng BHXH
- Năm 2016 mức lương tối thiểu vùng đã tăng lên và cũng yêu cầu DN phải: Điều chỉnh mức lương trong thang bảng lương và trong hợp đồng lao động (Theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP)
Chi tiết xem thêm:
Mức lương tối thiểu vùng mới nhất
2. Khoảng cách giữa các Bậc:
- Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
VD: Bậc 1 là: 5.000.000. Như vậy bậc 2 phải là: = 5.000.000 + (5.000.000 x 5%) = 5.250.000
- Các bạn có thể xây dựng từ 3 - 7 bậc, tùy DN bạn lựa chọn.
Ngoài ra các bạn cần lưu ý:
- Những doanh nhgiệp mới thành lập phải nộp hồ sơ thang bảng lương cho phòng Lao động quận, huyện
- Những DN đang hoạt động khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương để nộp nhé.
VD: Kể từ ngày 1/1/2016 theo Nghị định 122 thì mức lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh tăng lên. Nên các bạn nhớ là phải xây dựng và nộp lại cho phòng lao động.
Hồ sơ đăng ký thang bảng lương gồm:
1. Hệ thống thang bảng lương
2. Công văn đề nghị đăng ký thang bảng lương
3. Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương
4. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức danh
6. Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp (có Phòng lao động yêu cầu, có phòng không yêu cầu)
Trình tự Gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp:
- Bước 1: Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
- Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định
g) Phí, lệ phí: Không có.