Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu và chữ ký không?

Thứ năm - 30/06/2016 21:52
Hóa đơn điện tử gồm các loại:   hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác   gồm: tem. vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm.
Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu và chữ ký không?
A.Hóa đơn điện  tử là gì?
Trả lời:
 * Theo quy định tại   Khoản 1,2, Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính   hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa,   cung ứng dịch vụ thì:
- Hoá đơn điện tử là tập hợp  các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi   tạo, lập gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện   tử phải đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
- Hoá đơn điện tử được khởi tạo   lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã sô thuế khi bán   hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của   pháp luật về giao dịch điện tử.
- Hóa đơn điện tử gồm các loại:   hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác   gồm: tem. vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm...; phiếu thu tiền cước vận chuyển   hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ   ngân hàng..., hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy   định của pháp luật có liên quan.
Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên   tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian,   mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
- Hóa đơn đã lập dưới dạng   giấy nhưng được xử lý, truy có hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không   phải là hóa đơn điện tử.

B. Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu, chữ ký người mua?

Căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC:

“ Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính ”

2. Theo Công văn 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016 của Bộ tài chính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể như sau:

- Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 5 Điều 5 Nghị đinh số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định:

“5. Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa ơn khác nhau. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.”

- Tại điểm e Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nội dung của HĐĐT:

“1. Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
2. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính”.

Căn cứ các quy định nêu trên:

- Trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán.
- Hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như:
   + Hợp đồng kinh tế
   + Phiếu xuất kho
    + Biên bản giao nhận hàng hóa,
   + Biên nhận thanh toán,
   + Phiếu thu,...
- Thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.
Bộ Tài chính giao Cục Thuế xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể và điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp để hướng dẫn việc miễn tiêu thức chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử.

C.Thế nào là hóa đơn  điện tử có giá trị pháp lý?
 Theo quy định tại   Khoản 3, Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì:
Hóa đơn điện tử có giá trị   pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
" a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về   tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được   tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.
Tiêu chí đánh giá tính toàn   vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay dội về hình   thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện   tử.
b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thề truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. "

Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com

 Từ khóa: giá trị, gia tăng, hóa đơn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh luật văn bằng 2
Tuyển sinh mầm non
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay3,410
  • Tháng hiện tại58,773
  • Tổng lượt truy cập11,709,454
Quảng cáo tin học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây