Hệ thống tuyển sinhHệ thống tuyển sinh liên tục tất cả các ngành nghề trong cả nước, như Trung cấp, Cao đẳng, Đại học các ngành như: SP Mầm Non, SP Tiểu học, Kế Toán, QTKD, Ngôn ngữ anh, CN ÔTô, Dược, Điều dưỡng, Y học cổ truyền, Kỹ thuật phục hình răng, Y sỹ, vv.....
Khóa học kế toán căn bản
Thứ hai - 11/04/2016 11:52
Đối với các sinh viên chuyên ngành Kế toán thì môn học này là môn học nền tảng giúp các bạn dễ dàng tiếp thu các kiến thức ở những môn kế toán chuyên ngành. Còn đối với những bạn sinh viên không phải chuyên ngành kế toán thì môn học này trang bị nền tảng kiến thức cơ bản về kế toán để các bạn biết cách tiếp cận với các thông tin kế toán.
Nếu bạn quan tâm đến nghề kế toán hay công việc kế toán, nhưng bạn chưa biết đền nghề nghiệp này; bạn có thể tham gia lớp học Kế toán căn bản. Khóa học này sẽ trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất trong lĩnh vực kế toán. Bao gồm những khái niệm, những cách thức làm việc trong nghề kế toán. Từ bước đệm căn bản này, bạn sẽ tự tin khi bắt đầu nghề nghiệp, hoặc sẽ tự tin khi đánh giá hoạt động của bộ máy kế toán trong doanh nghiệp. Nguyên lý Kế toán là môn học bắt buộc đối với mỗi sinh viên khối Kinh tế.
Tuy nhiên, đối với các sinh viên chuyên ngành Kế toán thì môn học này là môn học nền tảng giúp các bạn dễ dàng tiếp thu các kiến thức ở những môn kế toán chuyên ngành.
Còn đối với những bạn sinh viên không phải chuyên ngành kế toán thì môn học này trang bị nền tảng kiến thức cơ bản về kế toán để các bạn biết cách tiếp cận với các thông tin kế toán.
Bạn mới bắt đầu học kế toán và mong muốn làm kế toán doanh nghiệp!
Bạn không có nhiều thời gian và muốn tiếp cận Nghề Kế toán nhanh nhất!
Bạn muốn có những hiểu biết về Kế toán, như một kiến thức bổ trợ, cho công việc điều hành, quản trị doanh nghiệp, bạn cần hiểu Nguyên lý Kế toán hay Kế toán căn bản.
Hãy bắt đầu nghề Kế toán với khoá học Nguyên lý Kế toán – Kế toán nhập môn tại Trung tâm đào tạo kế toán Nhân Thành Đạt sẽ giúp bạn có được kiến thức Kế toán căn bản và đầy đủ về chế độ kế toán hiện hành kết hợp với case study để hiểu rõ từng nghiệp vụ
I. ĐỐI TƯỢNG HỌC LỚP KẾ TOÁN CĂN BẢN:
Bạn muốn trở thành kế toán viên chuyên nghiệp trong tương lai: bạn phải học qua lớp này! Bởi vì đây là một bước đệm nền tảng. Có nhiều kế toán viên sau nhiều năm làm kế toán, mới chợt nhận ra rằng : thời học Kế toán Sơ Cấp là khoảng thời gian quý giá cho những tiếp cận cao hơn và sâu hơn trong Nghề Kế Toán!
Bạn là một Nhà quản lý (Giám đốc, Quản đốc, Phân Xưởng trưởng, Cửa hàng trưởng, ….), tại sao bạn cần phải học qua lớp này? Việc tham gia lớp học này làm cho Bạn biết về những khái niệm hoặc nội dung hoặc các công tác mà Kế toán phải thực hiện. Một sự am hiểu công tác kế toán cho phép bạn biết tính toán hơn về những quyết định của Nhà Quản Lý, mặc dù không chuyên sâu, nhưng phải có “nét” tính toán!
Bạn là một Nhân viên ngành khác, có khi nào Bạn có nhu cầu học qua Kế toán Sơ cấp, kế toán căn bản! Có chứ. Bởi đó là sự “cộng hưởng” vào nghề nghiệp mà bạn đang làm. Khi đi du lịch, Bạn chắc hẵn ước mơ có một Hướng Dẫn Viên du lịch vừa thông thạo nghiệp vụ Hướng dẫn, vừa hiểu biết kế toán để tham mưu cho khách hàng của mình làm thế nào để tiết kiệm hơn, và chuyến du lịch thật hiệu quả khi có một Hướng Dẫn Viên biết kế toán!
Các bạn tốt nghiệp THPT và muốn trở thành một nhân viên Kế toán trong các doanh nghiệp.
Sinh viên học các chuyên ngành khác như Công nghệ thông tin, Ngoại ngữ, Du lịch, Quản trị… nay muốn chuyển sang làm Nghề Kế toán.
Chị em phụ nữ mong muốn học Kế toán để làm Kế toán cho Công ty gia đình.
Các anh chị đã bỏ công việc kế toán đã lâu nay mong muốn quay lại với nghề Kế toán.
Việt kiều về nước với ý định mở Doanh nghiệp.
Sinh viên du học về nước cần có kiến thức kế toán để làm việc cho các công ty tại Việt Nam.
( Các bạn đang học hệ thống lại nguyên lý kế toán)
II. NỘI DUNG ĐÀO TẠO
* Phần hành nghiệp vụ kế toán căn bản (Kế toán sơ cấp)
1. Các nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực kế toán, các quy định về đăng ký kế toán của doanh nghiệp từ khi mới thành lập cũng như trong quá trình hoạt động.
2. Hệ thống tài khoản kế toán, quy chuẩn, phương pháp tính, cách thức vận dụng tài khoản 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…
3. Định khoản kế toán và hướng dẫn ứng dụng hệ thống tài khoản để thực hiện định khoản, ghi sổ
4. Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản thanh toán, công nợ phải thu – phải trả, tiền vay (tài khoản 111, 112, 131, 331, …)
5. Kế toán vật tư – hàng hóa – thành phẩm : Nhập kho, xuất kho, tính giá vốn, nhập xuất tồn
6. Kế toán tài sản cố định – Công cụ dụng cụ – Chi phí trả trước (Ngắn hạn và dài hạn)
7. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm TN (tài khoản 3383, 33384, 3389)
Ví dụ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Nợ TK 334
Có TK 3383 (BHXH) 8%
Có TK 3384 (BHYT) 1,5%
Có TK 3386 (BHTN) 1%
8. Kế toán doanh thu – chi phí – Tổng hợp xác định kết quả sản xuất kinh doanh (511, 515, 711, 632, 641, 642, 811, 911,..
9. Báo cáo tài chính, kế toán: Cân đối số phát sinh; tổng hợp nhập xuất tồn; Báo cáo tài chính năm.
+ Lập bảng cân đối phát sinh
+ Lập bảng cân đối kế toán
+ Làm thuyết minh báo cáo tài chính
+ Lập báo cáo kết quả kinh doanh
+ Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Chứng từ, sổ thẻ kế toán: tạo lập – luân chuyển – quản lý và hạch toán ghi sổ kế toán
* Biểu mẫu ứng dụng thực hành, chỉ dẫn làm việc trong thực tế hoạt động doanh nghiệp
1. Hoá đơn tài chính: hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng, hoá đơn xuất khẩu, biên lai…
2. Chứng từ kế toán: Phiếu thu, phiếu chi, báo nợ, báo có, phiếu kế toán, phiếu nhập, PX
3. Sổ kế toán:
+ Sổ nhật ký chung
+ Nhật ký sổ cái
+ Chứng từ ghi sổ
+ Nhật ký chứng từ
+ Sổ nhật ký bán hàng
+ Sổ nhật ký mua hàng
+ Sổ nhật ký chi tiền
+ Số nhật ký thu tiền
+ Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
+ Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
+ Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
+ Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
+ Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
+ Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
4. Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh; Lưu chuyển Tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp
5. Mẫu đăng ký kế toán: Đăng ký bảo hiểm; đăng ký lao động tiền lương; Đăng ký tài sản cố định
( Giảng viên chỉ dẫn từng bạn trong lớp học kế toán căn bản)
III. GIẢNG VIÊN:
là Kế toán trưởng các doanh nghiệp lớn tại TP HCM, là những người thầy xuất sắc trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn, khả năng sư phạm cao và tận tâm đối với học viên.
IV. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP:
Phòng học rộng rãi, thoáng mát, máy tính cho mỗi học viên, wifi free, giáo trình miễn phí. Đảm bảo tiêu chí học tập và làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp. V. TÀI LIỆU:
Được phát miễn phí gồm tài liệu giấy, các clip hướng dẫn.
Lịch học: – Sáng từ 9h – 11h Chiều từ 2h – 4h Tối từ 6h30 – 8h30
VI. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO:
– Kết thúc khoá học kế toán căn bản, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vốn kiến thức kế toán tài chính căn bản của mình.
– Tài sản, kế toán, nguồn vốn, nợ, phải thu, phải trả, …. Là gì !
– Làm kế toán thì cách làm như thế nào! Các công cụ và phương pháp gì được kế toán vận dụng để làm!
– Kế toán ghi sổ thế nào để phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi đại loại như : Tài sản đến đâu! Nợ gồm những gì! Kết quả kinh doanh thế nào! Hàng tồn kho có giá trị bao nhiêu!
– Kế toán đã ghi chép một số quá trình mua bán, thu chi, chi phí, khấu hao, …. Như thế nào!
– Kế toán đã lập báo cáo như thế nào!
– Hiểu về công việc kế toán phải làm trong các doanh nghiệp hiện nay đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Biết cách nhận dạng, lập và kiểm soát hoá đơn – chứng từ kế toán.
– Ghi sổ một cách đơn giản và có thể lập báo cáo tài chính với các hoạt động đơn thuần của doanh nghiệp.
– Tự mình có thể triển khai các công việc đăng ký kế toán ban đầu, tổ chức lập chứng từ, luân chuyển và lưu trữ chứng từ, thực hiện định khoản kế toán.
Học phí lớp kế toán căn bản 3.300.000đ/khoá Nhanh tay đăng ký: giảm 10% học phí cho 10 học viên đăng ký đầu tiên trong tháng 04