Cách nhớ tài khoản kế toán nhanh chóng
- Thứ tư - 20/07/2016 19:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tài khoản kế toán là phương tiện để phản ánh các Nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Để phản ánh được hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì cần 1 hệ thống tài khoản kế toán.
Tuy hệ thống tài khoản kế toán có rất nhiều tài khoản nhưng chúng cũng được sắp xếp theo thứ tự và bản chất của từng tài khoản.
1. Đầu tiên các bạn cần phải nhớ:
TK đầu 1: Từ 111 - 171 Là loại TK Tài sản ngắn hạn
TK đầu 2: Từ 211 - 244 Là loại TK Tài sản dài hạn
TK đầu 3: Từ 311 - 356 Là loại TK Nợ phải trả
TK đầu 4: Từ 411 - 421 Là loại TK Nguồn vốn chủ sở hữu
TK đầu 5: Từ 511 – 521 Là loại TK Doanh thu
TK đầu 6: Từ 611 – 642 Là loại TK Chi phí sản xuất, kinh doanh
TK đầu 7: (711) Là TK Thu nhập khác
TK đầu 8: Từ 811 - 821 Là loại TK Chi phí khác
TK đầu 9: (911) Là TK xác định kết quả kinh doanh (Tập hợp CP và DT)
TK đầu 0: Từ 001 – 007 Là loại TK ngoài bảng.
Tuy có nhiều tài khoản như vậy nhưng các bạn chỉ cần chú ý cho mình 5 loại TK như sau:
Tài khoản Tài sản gồm: TK đầu 1 + 2.
Tài khoản Nguồn vốn gồm: TK đầu 3 + 4.
Tài khoản Doanh thu gồm: TK đầu 5 + 7.
Tài khoản Chi Phí gồm: TK đầu 6 + 8.
Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: TK 911.
Chú ý:
- TK đầu 5 + 7 mang tính chất NGUỒN VỐN
- TK đầu 6 + 8 mang tính chất TÀI SẢN
Kết luận:
Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8
Tài khoản Nguồn Vốn gồm: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7
Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản 911
2. Cách định khoản tài khoản kế toán khi có phát sinh:
Những loại tài khoản Tài sản gồm: (1,2,6,8):
Khi phát sinh tăng: Ghi bên Nợ
Khi phát sinh giảm: Ghi bên Có
VD: Xuất tiền mặt 10.000.000đ đi mua hàng hóa.
Nợ TK 156 : 10.000.000đ
Có TK 111 : 10.000.000đ
Những loại tài khoản Nguồn vốn gồm: (3,4,5,7):
Khi phát sinh tăng: Ghi bên Có
Khi phát sinh giảm: Ghi bên Nợ
VD: Vay tiền 20.000.000đ trả cho người bán
Nợ TK 331: 20.000.000đ
Có TK 311: 20.000.000đ
Tài khoản 911 là tài khoản tập hợp chi phí và doanh thu (xác định kết quả kinh doanh)