1. Đầu tiên các bạn cần phải nhớ:
TK đầu 1: Từ 111 - 171 Là loại TK Tài sản ngắn hạn
TK đầu 2: Từ 211 - 244 Là loại TK Tài sản dài hạn
TK đầu 3: Từ 311 - 356 Là loại TK Nợ phải trả
TK đầu 4: Từ 411 - 421 Là loại TK Nguồn vốn chủ sở hữu
TK đầu 5: Từ 511 – 521 Là loại TK Doanh thu
TK đầu 6: Từ 611 – 642 Là loại TK Chi phí sản xuất, kinh doanh
TK đầu 7: (711) Là TK Thu nhập khác
TK đầu 8: Từ 811 - 821 Là loại TK Chi phí khác
TK đầu 9: (911) Là TK xác định kết quả kinh doanh (Tập hợp CP và DT)
TK đầu 0: Từ 001 – 007 Là loại TK ngoài bảng.
Tuy có nhiều tài khoản như vậy nhưng các bạn chỉ cần chú ý cho mình 5 loại TK như sau:
Tài khoản Tài sản gồm: TK đầu 1 + 2.
Tài khoản Nguồn vốn gồm: TK đầu 3 + 4.
Tài khoản Doanh thu gồm: TK đầu 5 + 7.
Tài khoản Chi Phí gồm: TK đầu 6 + 8.
Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: TK 911.
Chú ý:
- TK đầu 5 + 7 mang tính chất NGUỒN VỐN
- TK đầu 6 + 8 mang tính chất TÀI SẢN
Kết luận:
Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8
Tài khoản Nguồn Vốn gồm: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7
Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản 911
2. Cách định khoản tài khoản kế toán khi có phát sinh:
Những loại tài khoản Tài sản gồm: (1,2,6,8):
Khi phát sinh tăng: Ghi bên Nợ
Khi phát sinh giảm: Ghi bên Có
VD: Xuất tiền mặt 10.000.000đ đi mua hàng hóa.
Nợ TK 156 : 10.000.000đ
Có TK 111 : 10.000.000đ
Những loại tài khoản Nguồn vốn gồm: (3,4,5,7):
Khi phát sinh tăng: Ghi bên Có
Khi phát sinh giảm: Ghi bên Nợ
VD: Vay tiền 20.000.000đ trả cho người bán
Nợ TK 331: 20.000.000đ
Có TK 311: 20.000.000đ
Tài khoản 911 là tài khoản tập hợp chi phí và doanh thu (xác định kết quả kinh doanh)
Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn