Các nguyên tắc kế toán cơ bản trong luật kế toán

Chủ nhật - 24/07/2016 16:58
Chúng ta không thể ghi nhận tất cả Doanh thu đó trên 1 tháng phát sinh, mà chỉ ghi nhận Doanh thu 1 tháng, số còn lại chúng ta phải phản ánh qua đối tượng kế toán là Doanh thu chưa thực hiện và tiến hành ghi nhận vào các tháng tiếp theo.
Các nguyên tắc kế toán cơ bản trong luật kế toán
Các nguyên tắc kế toán cơ bản trong luật kế toán

Trong  kế toán có 7 nguyên tắc cơ bản sau:

STT       Các nguyên tắc                        
1 Giá gốc – Giá phí
2 Nhất quán
3 Thận Trọng
4 Phù hợp
5 Dồn tích
6 Liên tục
7 Trọng yếu

Trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán cần đặc biệt quan tâm đến 4 nguyên tắc sau:

1) Nguyên tắc giá gốc – Giá phí
Theo nguyên tắc này thì khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc mua TSCD, CCDC, NVL, HH,.. thì giá trị của chúng được xác định theo giá gốc chứ không phải theo giá thị trường, tính tại thời điểm mua và cộng với các chi phí liên quan để đưa chúng vào sử dụng( không bao gồm thuế GTGT).
Ví dụ:
Công ty A nhập mua Máy điều hòa trị giá: 30.000.000đ chưa gồm Thuế GTGT 10%.
Chi phí vận chuyển: 1.320.000d – Đã bao gồm thuế GTGT 10%
Chi phí lắp đặt    : 1.000.000d.
Như vậy theo nguyên tắc giá gốc thì nguyên giá của máy điều hoà = trị giá + chí phí vận chuyển + chi phí lắp đặt ( không bao gồm thuế GTGT )
( Ở đây các bạn chú ý đến CP vận chuyển: chúng ta phải đi tính Giá trị chưa thuế của CP này trước khi đi xác định Nguyên giá Máy Điều hòa nhập mua).

Lưu ý:
Các bạn cần phân biệt Giá gốc trên thị trường – thực hiện ở các Siêu thị và Giá gốc thực hiện tại Doanh nghiệp. Trên thực tế các bạn không thể xác định được Giá gốc ở siêu thị – và giá gốc này là giá đã có lãi hay không có lãi, giá gốc này có thể là Giá gốc thực sự đối với các sản phẩm hàng hóa lỗi mốt,…Thực tế đó chỉ là 1 trong những chiêu thức bán hàng của các siêu thị nhằm thu hút người tiêu dùng.

2) Nguyên tắc Nhất quán – liên quan đến việc sử dụng phương pháp kế toán
Theo nguyên tắc này các chính sách, các phương pháp hạch toán kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn phải được áp dụng nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác, thực hiện trong suốt quá trình hạch toán kế toán thực hiện theo đúng nguyên tắc đó.
Ví dụ: Khi DN đã lựa chọn phương pháp khấu hao TSCD đường thẳng thì trong suốt quá trình hoạch toán thì DN cần phải áp dụng phương pháp này, không được tự ý đổi sang phương pháp khác.

3) Nguyên tắc Thận Trọng
Thận trọng là việc xem xét cân nhắc phỏng đoán cần thiết để thiết lập các ước tính kế toán xem chắc chắn có xảy ra hay không
Ví dụ:
Khi DN thực hiện cung cấp dịch vụ cho thuê nhà trong 12 tháng và đã nhận đủ tổng số tiền thuê nhà của 12 tháng từ người thuê dịch vụ
Tuy nhiên: Chúng ta không thể ghi nhận tất cả Doanh thu đó trên 1 tháng phát sinh, mà chỉ ghi nhận Doanh thu 1 tháng, số còn lại chúng ta phải phản ánh qua đối tượng kế toán là Doanh thu chưa thực hiện và tiến hành ghi nhận vào các tháng tiếp theo.

4) Nguyên tắc Phù hợp
Khi ghi nhận Doanh thu thì phải có 1 khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra Doanh thu đó.
Ví dụ:
Khi DN thực hiện đi thuê Nhà làm văn phòng với thời gian là 12 tháng: theo thỏa thuận của hai bên, DN phải chi trả tổng số tiền thuê nhà của 12 tháng
Tuy nhiên: Kế toán không thể phản ánh toàn bộ chi phí của 12 tháng đó trên 1 tháng phát sinh mà phải thông qua đối tượng kế toán là CP trả trước ngắn hạn và thực hiện phân bổ chi phí đó trong 12 tháng tính từ tháng phát sinh

Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh luật văn bằng 2
Tuyển sinh mầm non
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay3,077
  • Tháng hiện tại58,440
  • Tổng lượt truy cập11,709,121
Quảng cáo tin học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây