Công việc của một kế toán nhà hàng ,khách sạn

Thứ năm - 09/06/2016 20:04
Công việc của một kế toán nhà hàng, khách sạn tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế không hề như vậy. Vì nó gần như tổng hợp của 3 loại hình DN đó là: Thương mại, dịch vụ và sản xuất.
kế toán nhà hàng
kế toán nhà hàng

Sau đây Công ty kế toán Nhân Thành Đạt xin mô tả công việc của một nhân viên kế toán nhà hàng, khách sạn phải làm, trách nhiệm và quyền hạn của người kế toán nhà hàng, khách sạn.

- Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho các món ăn, dịch vụ.

- Xác định được giá thành của từng món ăn, dịch vụ.

- Thu, chi của dịch vụ ăn uống của khách

- Thu mua thực phẩm, đồ uống và phải biết cách hạch toán những khoản chi, thu liên quan đến từng nhóm hàng cụ thể.

Công việc của kế toán nhà hang, khách sạn cụ thể như sau:

a. Theo dõi hàng hoá xuất nhập:

- Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.

- Nhập các chứng từ vào phần mềm hàng ngày.

- Nhắc nhở các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng hạn.

- Xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ xuất nhập theo quy định của công ty.

- Lưu trữ các chứng từ xuất/nhập.

- Báo cáo kịp thời giám đốc các trường hợp xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán.

- Việc quan trọng nhất của kế toán nhà hàng là đầu vào đa phần mua của hộ kinh doanh cá thể hoặc nông dân, chính vì thế phải lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn.

- Mỗi 1 hóa đơn phải kèm theo một tờ phiếu thanh toán bàn ăn đó. dựa vào định mức các món ăn để kế toán lên được tổng hợp thực phẩm mà mình cần dựa vào đó để cân dối thực phẩm đầu vào.

- Tính giá thành cho từng món ăn,lên giá vốn cho từng hóa đơn.

b. Kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào:

- Nhận các báo giá của nhà cung cấp.

- Theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.

- Định kỳ hàng tháng kiểm tra giá cả trên thị trường và so sánh với giá của nhà cung cấp.

- Kiểm tra tính chính xác về giá, nhà cung cấp với hàng hoá mua ngoài.

c. Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng:

- Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định

- Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng max đã quy định.

- Báo cáo và có hướng xử lý với giám đốc về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng.

d. Kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn:

- Định kỳ kiểm tra 2 mặt hàng / tuần theo số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hoá thực tế trong kho.

- Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc.

e. Phối hợp kế toán thanh toán cho nhà cung cấp:

- Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc xem xét các số liệu nhập hàng để thanh toán cho nhà cung cấp.

f. Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ:

- Theo dõi số lượng tài sản, công cụ mua về và nhập vào phần mềm.

- Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc thanh toán cho nhà cung cấp.

- Theo dõi số lượng tài sản tăng giảm định kỳ hàng tháng.

- Kết hợp phòng nhân sự để đánh giá số liệu công cụ hư hỏng hàng tháng và trừ vào quỹ phí dịch vụ.

- Tổ chức việc quản lý tài sản cố định, các máy móc, công cụ quan trọng như dán nhãn, theo dõi chi phí .

- Tổ chức kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.

- Theo dõi hoạt động xây dựng cơ bản.

g. Lên báo cáo:

- Cuối tháng, cuối quý phải lên báo cáo nhập xuất tồn thực phẩm

- Báo cáo tình hình lãi lỗ cho Quản lý.

- Lên báo cáo thuế

- Lên báo cáo tài chính cuối năm.

Chúc các bạn thành công và làm tốt công việc của người kế toán nhà hàng, khách sạn!

Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh luật văn bằng 2
Tuyển sinh mầm non
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay45
  • Tháng hiện tại26,270
  • Tổng lượt truy cập11,466,066
Quảng cáo tin học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây