Giám đốc DNTN, Công ty TNHH 1 thành viên có cần tham gia bảo hiểm không?

Thứ năm - 09/06/2016 20:11
Giám đốc Công ty TNHH 1 thành viên, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có cần tham gia bảo xã hội không?
bảo hiểm cho giám đốc
bảo hiểm cho giám đốc

Theo khoản 1 điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/ 2015 Quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm: (Có hiệu lực từ ngày 1/1/2016)

"a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (áp dụng từ 1/1/2018)

c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

e) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;"
 

Theo điều 4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định:

"18. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty."

KẾT LUẬN:

- Chủ DNTN, Giám đốc Công ty TNHH MTV nếu có hưởng lương thì phải tham gia BHXH bắt buộc.

- Nếu Không hưởng lương tại Công ty (DN) thì không phải tham gia BHXH.

Lưu ý: Tiền lương. tiền công của GĐ DNTN, Công ty TNHH 1 thành viên (là chủ sở hữu, dù có hay không tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh) thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

- Mức tiền lương làm căn cứ đóng BH cho GĐ thì các bạn có thể tự xây dung chỉ cần đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
 

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm:

1. Theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định:

"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;"
 

2. Theo Luật BẢO HIỂM Y TẾ số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008

"Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động)."

3. Theo Luật LÀM VIỆC số: 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 quy định:

"Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này."

Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh luật văn bằng 2

Xem nhiều nhất

Tuyển sinh mầm non
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay4,453
  • Tháng hiện tại68,384
  • Tổng lượt truy cập11,814,140
Quảng cáo tin học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây