Thủ tục tham gia BHXH – BHYT – BHTN lần đầu năm 2016

Thứ tư - 04/05/2016 20:44
Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong trường hợp tham gia lần đầu cho cán bộ công nhân viên trong Công ty tham gia lần đầu và DN di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến
bao hiem xã hoi
bao hiem xã hoi
I. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:
Theo quy định tại điều 4, Điều 13 & Điều 17, Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam thì đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN gồm:

– Người làm việc theo HĐLĐ (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Đơn vị thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Lưu ý:
– Từ ngày 1/1/2018: Những HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng phải tham gia 
– Những người lao động làm việc từ 2 nơi trở lên thì: Đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng DN phải tham BH.
 
II. Thủ tục đăng ký tham gia BHXH, BHYT,BHTN:
 
Theo hướng dẫn tại điều 21 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam thì thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN, cấp sổ BHXH & thẻ BHYT được hướng dẫn như sau:

1. Hồ sơ đối với Đơn vị tham lần đầu, đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến:
1.1 – Thành phần hồ sơ
a. Đối với Người lao động:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh.

b. Đối với Đơn vị sử dụng lao động ( Doanh Nghiệp):
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS);
– Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).
1.2 – Số lượng hồ sơ: 01 bộ
 
2. Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng 
2.1 – Thành phần hồ sơ
a. Đối với Người lao động: 
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh. 
Trường hợp ngừng tham gia BHYT: thẻ BHYT còn hạn sử dụng.
  
b. Đơn vị sử dụng lao động: 
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS);
– Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).
Trường hợp thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
2.2 – Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Nơi nộp hồ sơ:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH…hoặc nộp qua mạng (Chi tiết liên hệ với Cơ quan BH Quận Huyện để biết chi tiết về phương thức nộp và nhận hồ sơ)

4. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:
Theo hướng dẫn tại điều 5, điều 14 & điều 18 của Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam thì tỷ lệ đóng BH được quy định cụ thể như sau: 
– DN phải nộp cho Cơ quan BHXH Quận, Huyện với tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN là: 32.5 % 
– Nộp cho Liên đoàn Lao động Quận, Huyện với tỷ lệ đóng KPCĐ là:2%
 
* Tỷ lệ đóng được quy định cụ thể như sau:
a. Đơn vị sử dụng lao động đóng: 22%. Trong đó:
– Tỷ lệ đóng BHXH: 18% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).
– Tỷ lệ đóng BHYT: 3%
– Tỷ lệ đóng BHTN: 1%

b. Người lao động đóng: 10,5%. Trong đó:
– Tỷ lệ đóng BHXH: 8% (Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)
– Tỷ lệ đóng BHYT: 1,5%
– Tỷ lệ đóng BHTN: 1%

5. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:
– Là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động. Tối thiểu không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, Tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở
Chi tiết xem tại đây: Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2016

III. Hồ sơ xin cấp lại Sổ BHXH, BHYT, BHTN

Theo hướng dẫn tại điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam thì hồ sơ cấp lại Sổ BHXH, thẻ BHYT và điều chỉnh nội dung đã ghi trên Sổ BHXH, thẻ BHYT được quy định cụ thể như sau:

* Cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT:

1 – Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH. Hồ sơ gồm:

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); 
– Sổ BHXH đã cấp; 
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2 – Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH. Hồ sơ gồm:

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); 
– Sổ BHXH;
– Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03  kèm theo QĐ 959);
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3 – Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch. Hồ sơ gồm:

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) 
– Sổ BHXH;
– Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03 kèm theo QĐ 959);
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
 
4 – Cấp lại, đổi thẻ BHYT. Hồ sơ gồm:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); 
– Thẻ BHYT (trường hợp hỏng hoặc thay đổi thông tin); 
– Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT (Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin);
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh luật văn bằng 2

Xem nhiều nhất

Tuyển sinh mầm non
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay1,435
  • Tháng hiện tại127,676
  • Tổng lượt truy cập12,003,654
Quảng cáo tin học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây