Phân biệt loại hình doanh nghiệp trước khi thành lập DN

Chủ nhật - 03/07/2016 17:52
Luật đã có quy định và phân chia ra các loại hình công ty gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh. Theo đó cũng có một số quy định rõ ràng về tính chất, đặc điểm, quyền hạn,… của chủ sở hữu công ty
Thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp
Dưới đây là những đặc điểm cơ bản cũng như một số ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

  • Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
  • Doanh nghiệp tư nhân vẫn có Mã số thuế, con dấu tròn doanh nghiệp và vẫn được quyền in và phát hành các loại hóa đơn, thực hiện các chế độ kế toán hiện hành theo luật doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ công ty

Ưu điểm:

  • Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác

Nhược điểm:

  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ Doanh nghiệp tư nhân cao.
  • Chủ Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp và của chủ Doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ Doanh nghiệp đã đầu tư.

Công ty TNHH Một Thành Viên

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Chủ sở hữu công ty TNHH Một Thành Viên có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Ưu điểm:

  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề

Nhược điểm:

  • Công ty TNHH Một Thành Viên không được giảm vốn điều lệ

Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
    • Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
    • Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
    • Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

* Ưu điểm:

  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn của mình nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Số lượng các thành viên không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

* Nhược điểm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn công ty hợp danh.
  • Khó huy động vốn do số lượng thành viên bị hạn chế 50 người và không được phát hành cổ phiếu.

Công ty Cổ Phần

  • Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
    • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
    • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
    • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
    • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Ưu điểm:

  • Vì công ty cổ phần được góp vốn từ các cổ đông nên trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty thuộc phạm vi vốn đã góp và mức độ rủi ro sẽ thấp hơn ;
  • Khả năng huy động vốn cao từ ngành nghề , lĩnh vực khác nhau thông qua hình thức phát hành cổ phiếu ra thị trường ;
  • Chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng

Nhược điểm:

  • Số lượng thành viên cổ đông lớn dẫn đến việc quản lý và điều hành công ty phức tạp, có sự phân tách thành các nhóm cổ đông tranh giành về lợi ích ;
  • Theo quy định thì vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp khác ;

Công ty Hợp Danh

  • Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
    • Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
    • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
    • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Ưu điểm:

• công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
• Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

Nhược điểm:

• Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
• Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.

Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh luật văn bằng 2

Xem nhiều nhất

Tuyển sinh mầm non
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay2,673
  • Tháng hiện tại120,335
  • Tổng lượt truy cập11,996,313
Quảng cáo tin học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây