Kích hoạt tính năng Adaptive Brightness
Tương tự như trên phiên bản Windows 10 Mobile, Windows 10 cũng được trang bị sẳn tính năng tự điều chỉnh ánh sáng màn hình (Adaptive Brightness) giúp người dùng đỡ mỏi mắt và góp phần tiết kiệm điện năng tiêu thụ thông qua bộ cảm biến ánh sáng được tích hợp trên các màn hình máy tính hoặc trên laptop.
Trường hợp bạn muốn kiểm tra xem tính năng này đã được kích hoạt trên máy tính hay chưa, hãy kiểm tra bằng cách nhập từ khóa “Power Options” vào ô tìm kiếm và chọn kết quả đúng với từ khóa. Hoặc nếu đang sử dụng laptop, bạn hãy nhấn phải chuột vào biểu tượng pin và chọn Power Options.
Hộp thoại Power Options xuất hiện, bạn hãy nhấn vào tùy chọn Change Plan Settings ở phần thiết lập Preferred plans đang chọn sẳn.
Tiếp tục nhấn vào tùy chọn Change advanced power settings ở cửa sổ kế tiếp.
Hộp thoại Power Options xuất hiện, bạn hãy tìm đến tùy chọn Display > Enable adaptive brightness. Tại đây nếu thấy xuất hiện lựa chọn OFF ở các tùy chọn thì tính năng này vẫn chưa được kích hoạt.
Để kích hoạt nó, bạn chỉ việc nhấp vào và thay đổi sang lựa chọn ON là xong.
Trường hợp bạn không thích phải rờm rà như trên, có thể thực hiện bằng cách mở ứng dụng Settings lên và truy cập vào System > Display. Sau đó tìm đến tùy chọn Adjust my screen brightness automatically và gạt sang ON để kích hoạt.
Giảm mức độ “Delay” khi chơi Game
Thuật toán Nagle, một thứ không có quá nhiều tác dụng với người dùng thông thường và cả game thủ, nhưng nó đang bí mật gây ra hiện tượng lag khi bạn chơi game online. Nếu bạn gặp độ trễ, dù đường truyền mạng không có vấn đề gì, rất có thể cái thuật toán nói trên là nguyên nhân của mọi chuyện, hãy tắt nó đi. Đây là điều không phải ai cũng biết, và việc xử lý nó cũng mất khá nhiều công sức.
Để tắt nó đi, bạn hãy khởi động Registry Editor lên bằng cách nhập lệnh ‘regedit’ vào hộp thoại RUN và nhấn phím ENTER.
Trong Registry Editor, bạn hãy tìm đến vị trí đường dẫn:
HKEY_LOCAL_MACHINESYSTEMCurrentControlSetServicesTcpipParametersInterface
Tại đây, sẽ có một số thư mục con bao gồm nhiều số và chữ phức tạp, hãy bỏ qua nó và rê chuột xuống biểu tượng mạng ở khay hệ thống, nhấn phải chuột vào nó và chọn “Open Network and Sharing Center“.
Hộp thoại mạng xuất hiện, bạn hãy nhấn vào tên kết nối (Ethernet hoặc tên mạng Wi-fi) cạnh chữ Connections.
Hộp thoại Status xuất hiện, bạn hãy nhấn vào tùy chọn Details… Khi đó hộp thoại thông tin xuất hiện, bạn hãy tìm tới “IPv4 Adress”.
Và so sánh nó với địa chỉ IP của DHCPServer ở các Key trong Interface bên trên, tìm cái tương ứng.
Sau khi đã xác định được nhấp chọn Key tương ứng, sau đó rê chuột sang ô bên phải của Registry Editor, lần lượt tạo 2 DWORD (32-bit) mới với tên gọi lần lượt là “TcpAckFrequency” và “TCPNoDelay”.
Sau đó tiến hành thiết lập giá trị Value Data cho 2 DWORD mới này là “1”. Khởi động lại Windows để thay đổi có hiệu lực.
Trong trường hợp phương pháp này gây ra lỗi hệ thống, bạn chỉ việc thay đổi giá trị của 2 DWORD từ “1” sang “0” là được.
Truy cập chế độ Clean Boot
Chúng ta thường hay nghe đến chế độ Safe Mode nhưng trên Windows 10, Microsoft còn cung cấp một chế độ khởi động khác đó là Clean Boot. Chế độ này được sử dụng trong các trường hợp máy tính Windows gặp các vấn đề về lỗi khởi động hoặc các tình trạng về hiệu suất hệ thống.
Để kích hoạt Clean Boot, trước tiên bạn hãy nhập lệnh “msconfig” vào hộp thoại RUN và nhấn phím ENTER để gọi System Configuration.
Trong System Configuration, hãy nhấn vào tab General và đánh dấu vào tùy chọn Selective Startup, sau đó bỏ đánh dấu ở mục Load Startup Items.
Tiếp theo bạn hãy nhấn vào tab Services, sau đó đánh dấu vào tùy chọn Hide All Microsoft Services ở phía dưới, sau đó nhấn chọn Disable all.
Thế là xong, giờ bạn chỉ việc khởi động lại Windows và truy cập vào Clean Boot để “làm việc”.