Các chế độ kế toán hiện hành

Thứ hai - 18/04/2016 19:59
Đối với các đơn vị kế toán cấp I và cấp II (Gọi tắt là cấp trên) ngoài việc mở sổ kế toán theo dõi tài sản và sử dụng kinh phí trực tiếp của cấp mình còn phải mở sổ kế toán theo dõi việc phân bổ dự toán, tổng hợp việc sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí của các đơn vị trực thuộc (đơn vị kế toán cấp II và cấp III) để tổng hợp báo cáo tài chính về tình hình sử dụng kinh phí và quyết toán với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp.
kế toán hiện hành
kế toán hiện hành
Mỗi lĩnh vực khi hoạt động đều phải dựa trên một cơ sở nào đó như: nguyên tắc, quy định, chuẩn mực,…Kế toán cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Khi làm việc, người kế toán luôn phải đặc biệt hiểu rõ các luật định, chuẩn mực kế toán, và đặc biệt là các chế độ kế toán. Vậy chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam được phân loại như thế nào và được áp dụng ra sao vào thực tiễn?
 

Theo cách phân loại  là các loại hình đơn vị nghề nghiệp khác nhau thì các chế độ kế toán hiện hành bao gồm:

-  Chế độ kế toán dùng cho các doanh nghiệp

-  Chế độ kế toán dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp

-  Chế độ kế toán dùng cho các Ngân hàng

 1. Chế độ kế toán dùng cho các doanh nghiệp

Chế độ kế toán doanh nghiệp bao gồm:

-  Chế độ kế toán theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC

-  Chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ( thay thế QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)

a. Đối tượng áp dụng:

-  Chế độ kế toán theo QĐ số 48: áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thoả mãn 1 trong 2 điều kiện:

+ Có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng, hoặc

+ Có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.

-  Chế độ kế toán theo TT 200: Không phân biệt đối tượng áp dụng là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp lớn: Là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thoả mãn đồng thời 2 điều kiện:

+ Có vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, và

+ Có số lao động trung bình hàng năm trên 300 người)

b. Hệ thống tài khoản:

Tài khoản kế toán là công cụ để hạch toán kế toán.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp lớn căn cứ vào nội dung hệ thống tài khoản dành riêng cho từng đối tượng để hạch toán kế toán, bao gồm:

Hệ thống tài khoản kế toán theo QĐ 48 dành cho DN vừa và nhỏ

Hệ thống tài khoản kế toán theo TT 200

c. Hệ thống chứng từ kế toán

+ Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

+  Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán.

+ Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán;

+ Doanh nghiệp có thể tự in mẫu chứng từ cho DN mình thay vì phải tuân thủ đúng mẫu chứng từ do BTC phát hành nhưng phải đảm bảo đúng Luật kế toán.

d. Hệ thống sổ kế toán

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.

+ Các loại sổ kế toán

Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái.

Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

+ Doanh nghiệp có thể tự xây dựng biểu mẫu sổ sách kế toán cho riêng DN mình nhưng phải đảm bảo sổ sách lập ra phải cung cấp thông tin chính xác, minh bạch,…

e. Hệ thống báo cáo tài chính:

+ Báo cáo tài chính năm quy định cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ban ngành và các thành phần kinh tế bao gồm:

Bảng cân đối kế toán                                                           Mẫu số B 01 – DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh                                  Mẫu số B 02 – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ                                                   Mẫu số B 03 – DN
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính                                        Mẫu số B 09 – DN
+ Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết luận về chế độ kế toán doanh nghiệp

-  Những DN lớn đang áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 15 thì chuyển sang áp dụng TT 200 từ năm 2015.

-  Những DN vừa và nhỏ đang áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 48 thì có 2 lựa chọn:

+ Vẫn áp dụng theo QĐ 48

+ Có thể áp dụng theo TT 200 nhưng phải đăng ký với BTC

2. Chế độ kế toán dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp

Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp được ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC

a. Đối tượng áp dụng: là các đơn vị hành chính sự nghiệp, cụ thể

-  Các cơ quan hành chính: là hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước từ Trung ương đến địa phương bao gồm cả các viện kiểm sát đến các toà án nhân dân các cấp.

-  Các đơn vị sự nghiệp: là các đơn vị do các cơ quan có thẩm quyền thành lập để thực hiện chức năng riêng của từng ban ngành, lĩnh vực.

b. Hệ thống tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị hành chính sự nghiệp áp dụng tại Hệ thống tài khoản theo QĐ 19

 c. Hệ thống chứng từ kế toán

- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt;

- Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số;

- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ.

d. Hệ thống sổ kế toán

-  Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến đơn vị hành chính, sự nghiệp (bao gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết)

-  Đối với các đơn vị kế toán cấp I và cấp II (Gọi tắt là cấp trên) ngoài việc mở sổ kế toán theo dõi tài sản và sử dụng kinh phí trực tiếp của cấp mình còn phải mở sổ kế toán theo dõi việc phân bổ dự toán, tổng hợp việc sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí của các đơn vị trực thuộc (đơn vị kế toán cấp II và cấp III) để tổng hợp báo cáo tài chính về tình hình sử dụng kinh phí và quyết toán với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp.

e. Hệ thống báo cáo tài chính

Xem chi tiết Danh mục báo cáo tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp

3. Chế độ kế toán dùng cho các Ngân hàng Nhà nước

-  Hệ thống tài khoản Ngân hàng ban hành theo QĐ số: 479/2004/QĐ-NHNN

-  Hệ thống chứng từ: ban hành theo QĐ số: 1789/2005/QĐ-NHNN

+ Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong ngân hàng đều phải lập chứng từ kế toán.

+ Tất cả các chứng từ kế toán ngân hàng phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác.

+ Số tiền trên chứng từ ngân hàng phải ghi cả bằng chữ và bằng số.

-  Hệ thống báo cáo kế toán – tài chính ngân hàng:

Ban hành theo QĐ số: 16/2007/QĐ-NHNN

+ Báo cáo kế toán của Ngân hàng bao gồm:

Báo cáo cân đối tài khoản nội bảng

Báo cáo cân đối tài khoản ngoại bảng

Các báo cáo kế toán quyết toán năm

+ Báo cáo tài chính của Ngân hàng bao gồm:

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh báo cáo tài chính

Trên đây là những nội dung cơ bản của chế độ  kế toán hiện hành cho từng loại hình đơn vị kế toán

Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh luật văn bằng 2
Tuyển sinh mầm non
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay12
  • Tháng hiện tại26,237
  • Tổng lượt truy cập11,466,033
Quảng cáo tin học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây