Phương pháp khắc phục lỗi kế toán trên giấy

Thứ sáu - 12/08/2016 19:59
Kế toán thông thường hàng ngày rất nhiều việc, đặc biệt là những công ty lớn, nhiều hàng hóa, nhiều chứng từ hóa đơn sổ sách đòi hỏi kế toán phải xử lý ngay trong ngày vậy nên sai sót trong nghiệp vụ là điều khó tránh khỏi.
Phương pháp khắc phục lỗi kế toán trên giấy
Phương pháp khắc phục lỗi kế toán trên giấy
Tuy nhiên khi phát hiện ra sai sót các bạn bình tĩnh tìm cách khắc phục hậu quả trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi xin chia sẻ một số phương pháp khắc phục lỗi cho các bạn tham khảo.

1. Cải chính
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai.Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản.
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng. 
- Lỗi kế toán trên giấy và cách khắc phục

2. Ghi sổ âm
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính.
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan cóthẩm quyền. Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định củ chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng. Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.

3. Ghi bổ sung
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung” để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.

Tác giả bài viết: tuyensinhketoan.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh luật văn bằng 2
Tuyển sinh mầm non
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay4,088
  • Tháng hiện tại59,451
  • Tổng lượt truy cập11,710,132
Quảng cáo tin học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây